Khi ăn thiếu glucid, bạn có thể bị thiếu cân và mệt mỏi, thiếu nhiều dẫn tới hạ đường huyết. Ngược lại ăn quá nhiều, lượng glucid thừa sẽ chuyển hóa thành lipid tích trữ trong cơ thể gây thừa cân.
Nhóm chất bột đường (glucid) gồm: gạo, ḿ, ngô, khoai, sắn, các sản phẩm chế biến và đường cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể để duy tŕ thân nhiệt và hoạt động thể lực.
Glucid (tinh bột) là 1 trong 3 chất sinh năng lượng quan trọng, cung cấp năng lượng chính cho cơ thể để duy tŕ sự sống và hoạt động thể lực. Trước đây, khẩu phần ăn có nguồn gốc thực vật chiếm khoảng 80% tổng năng lượng. Hiện nay, khẩu phần ăn thay đổi theo chiều hướng giảm lương thực và tăng dần các thức ăn nguồn gốc động vật, hoa quả.
Tuy nhiên, quá nhiều hay quá ít glucid cũng khiến cơ thể không đảm bảo sức khỏe...
Glucid (các loại lương thực, đường và chất xơ) là các thành phần cơ bản nhất, chiếm khối lượng lớn nhất của các bữa ăn và là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể (1g glucid cung cấp 4Kcal), trong đó lương thực là nguồn cung cấp năng lượng chính. Trong cơ thể, 1g glucid được oxy hóa cho 4 kcal.
Bên cạnh đó, glucid cũng có vai điều ḥa hoạt động của cơ thể. Glucid liên quan chặt chẽ với chuyển hóa lipid. Khi nhu cầu năng lượng cao mà dự trữ glucid của cơ thể và glucid của thức ăn không đầy đủ, cơ thể tạo glucid từ lipid. Khả năng tích trữ có hạn của glucid trong cơ thể dẫn đến sự chuyển đổi dễ dàng một lượng glucid thừa thành lipid tích lũy trong các tổ chức mỡ dự trữ của cơ thể. Nó cũng là nguồn cung cấp chất xơ, ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho biết.
Theo BS Tiến, khi ăn thiếu glucid, người ta có thể bị thiếu cân và mệt mỏi, thiếu nhiều có thể dẫn tới hạ đường huyết hoặc toan máu do tăng thể ceton trong máu.
Ngược lại, nếu ăn quá nhiều glucid, lượng glucid thừa sẽ chuyển hóa thành lipid tích trữ trong cơ thể gây thừa cân, béo ph́. Sử dụng đường tinh chế quá nhiều c̣n làm ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng, gây sâu răng, kích thích dạ dày, gây đầy hơi và nếu kéo dài có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa.
Một chế độ ăn không hợp lư, ít hoặc nhiều chất bột đường sẽ dẫn tới thiếu hoặc thừa năng lượng. Sau khi thực phẩm được đưa vào cơ thể, quá tŕnh tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động bắt đầu bằng cách sử dụng glucose trong các thực phẩm giàu chất bột đường hoặc từ dạng dự trữ của glucose là glycogen. Đến khi lượng glucose ăn vào hoặc dự trữ này đă được sử dụng hết, cơ thể sẽ chuyển sang sử dụng chất béo dự trữ để giải phóng năng lượng.
Các thức ăn thực vật là nguồn glucid của khẩu phần. Thức ăn động vật cung cấp glucid không đáng kể.
Bác sĩ khuyên, người dân cần duy tŕ một chế độ ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng. Không nên ăn quá nhiều glucid tinh chế như đường, bánh kẹo, tinh bột chế hoặc ngũ cốc đă xay xát kỹ.
Mỗi loại thực phẩm đều cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định nhưng ở tỷ lệ khác nhau. Không một thực phẩm nào là hoàn hảo và có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể.
Chính v́ vậy cách ăn uống thông minh nhất là phối hợp ăn nhiều loại thực phẩm và thường xuyên thay đổi món ăn để cung cấp các chất dinh dưỡng đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng phức tạp của cơ thể. Mỗi ngày mỗi người cần ăn tối thiểu 15 loại thực phẩm đại diện từ 4 nhóm nêu trên.