Người bệnh tiểu đường hoặc người có nguy cơ trước hết nên kiểm soát bệnh bằng đường ăn uống, ăn những loại thực phẩm giúp giữ lượng đường trong máu ổn định.
Có nhiều người dù uống đủ các loại thuốc giảm đường huyết để cải thiện tình hình bệnh, nhưng lại không giữ được miệng mà ăn uống quá độ, không điều chỉnh thực đơn hàng ngày. Điều này khiến lượng đường trong máu không ngừng tăng cao, bệnh tình ngày càng nghiêm trọng, thậm chí là gây nên nhiều biến chứng, cho nên cần hết sức lưu ý chế độ ăn uống.
Dưới đây là 4 nhóm thực phẩm mà bạn cần tránh xa nếu không muốn lượng đường trong máu tăng cao.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng mật thiết tới sự tăng giảm của lượng đường trong máu (Ảnh: mạng)
Thực phẩm giàu chất béo:
Khi phát hiện lượng đường trong máu tăng cao, cần kiêng ngay những thực phẩm giàu chất béo. Rất nhiều người nghĩ rằng chất béo thì chẳng ảnh hưởng gì đến đường huyết cả. Nhưng trên thực tế, nếu nạp vào quá nhiều chất béo trong khi cơ thể lại không thể tiêu hao hết số năng lượng đó, dần dần sẽ dẫn đến béo phì, và điều này sẽ gây rối loạn chuyển hóa.
Một khi nội tiết bị rối loạn, lượng insulin tiết ra sẽ liên tục giảm xuống, còn lượng đường trong máu sẽ luôn ở mức cao. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên giảm bớt các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Nếu muốn ăn thịt để cung cấp protein cho cơ thể, hãy chọn thịt nạc thay vì những phần thịt nhiều chất béo.
Thực phẩm nhiều đường
Bệnh tiểu đường sẽ đe dọa sức khỏe của bạn. Điều chỉnh chế độ ăn uống là chìa khóa trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, vậy nên hãy cố gắng tránh xa các thực phẩm nhiều đường trong thời gian điều trị bệnh. Những đồ ăn có hàm lượng đường cao như mật ong, củ cải đường, bánh kem, trà sữa,... đều cần hạn chế tối đa.
Lượng đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây nên các biến chứng có hại cho cơ thể. Nếu nạp vào cơ thể một lượng lớn các thức ăn có hàm lượng đường cao, insulin trong cơ thể sẽ không đủ để phân giải và tiêu thụ đường.
Thông thường, lượng đường trong máu không ổn định sẽ gây nên cảm giác khó chịu, và cũng là ngòi nổ làm bùng lên nhiều bệnh tật, Vậy nên cần đặc biệt lưu ý lượng đường nạp vào cơ thể nếu muốn cải thiện tình trạng bệnh.
Thực phẩm có chứa cồn
Người bệnh tiểu đường cần phải tránh xa các thực phẩm chứa cồn. Tuy nhiên, nhiều người không hề biết đâu là thực phẩm có loại chất này. Trên thực tế, những thực phẩm sử dụng rượu trong quá trình chế biến sẽ đều ẩn chứa cồn.
Đối với bệnh nhân tiểu đường, rượu bia là chất cấm cần kiêng một cách nghiêm ngặt. Nếu đã mắc bệnh mà vẫn uống rượu hoặc sử dụng các thực phẩm chứa cồn thì sẽ gây nên các kích ứng cho cơ thể, thậm chí khiến bệnh trở thành mãn tính.
Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc giúp giảm đường huyết, thì lại càng phải kiêng đồ có cồn để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc và gây nên các biến chứng không đáng có.
Thực phẩm ướp muối
Để giúp lượng đường trong máu ổn định, cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn, người bệnh tiểu đường cần tránh xa các thực phẩm nhiều muối. Hàm lượng lớn natri nạp vào cơ thể không chỉ gây nên áp lực cho thận, mà vô hình trung còn ảnh hưởng đến huyết áp.
Hơn nữa, thời gian ướp muối lâu, lại thêm nhiều chất phụ gia để bảo quản, nên các thực phẩm này cũng không tốt cho sức khỏe, ăn vào sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh. Khi đã mắc bệnh tiểu đường, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi, quá trình trao đổi chất cũng có vấn đề, cho nên tránh các thực phẩm nhiều muối, nhiều chất bảo quản cũng là điều nên làm.
VietBF@sưu tập