Cuối thời Đông Hán, thiên hạ đại loạn, quần hùng khắp nơi nổi lên tranh cứ. Tuy nhiên, chỉ có ba thế lực tương ứng với những đại diện tiêu biểu là Tào Tháo, Tôn Quyền và Lưu Bị là mạnh nhất.
Trong số đó, hành tŕnh xây dựng cơ nghiệp của Lưu Bị là được nhiều người ngưỡng mộ nhất. Bởi ông có xuất phát điểm thấp hơn so với Tào Tháo và Tôn Quyền.
Xuất thân cơ hàn, không giỏi đánh trận, nhưng Lưu Bị lại nổi tiếng là vị quân chủ giỏi dùng người và trọng nhân tài. Thậm chí, so với bậc kỳ tài như Gia Cát Lượng, Lưu Bị được đánh giá là có đôi mắt nh́n người sáng suốt hơn.
Trên hành tŕnh trở thành quân chủ của Thục Hán (một trong ba tập đoàn chính trị lớn nhất thời Tam Quốc), Lưu Bị may mắn khi nhận được sự pḥ tá đắc lực của nhiều anh hùng, hào kiệt, mưu sĩ tài danh nhất thời bấy giờ như Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Gia Cát Lượng, Bàng Thống....
Những người này đều có chung một đặc điểm là hết ḿnh pḥ tá Lưu Bị và dốc sức v́ đại nghiệp thống nhất thiên hạ của Thục Hán. Điều này cũng có thể phần nào thấy được tài năng giỏi dùng người của Lưu Bị.
Theo ghi chép trong "Tam Quốc chí", Lưu Bị được mô tả là người có tính t́nh hào sảng, biết nh́n người, biết cách trọng nhân tài.
Trước khi qua đời, Lưu Bị thậm chí giúp con trai của ḿnh giữ vững cơ nghiệp của nhà Thục Hán. Ông c̣n chỉ ra điểm yếu chí mạng của Gia Cát Lượng là không giỏi dùng người. Đáng tiếc, vị quân sư nổi tiếng của nhà Thục Hán lại phớt lờ lời dặn này, khiến Thục Hán rơi vào t́nh cảnh khó khăn.
Theo đó, sau khi đại bại ở trận Di Lăng, đến năm 223, Lưu Bị đổ bệnh ở Vĩnh An. Ông ra lệnh triệu Gia Cát Lượng, bấy giờ đang ở Thành Đô đến để dặn ḍ về chuyện hậu sự.
Lưu Bị dặn ḍ Gia Cát Lượng: "Con trai ta, nếu có thể pḥ tá th́ hăy pḥ tá, nếu nó bất tài, thừa tướng hăy tự làm chủ".
Tự làm chủ ở đây được hiểu theo nghĩa là Gia Cát Lượng có thể tự quyết định việc lớn của quốc gia, thậm chí là phế lập nếu 'thiên tử' bất tài.
Đây là hai điều mà Gia Cát Lượng luôn thực hiện tốt sau sự ra đi của Lưu Bị, đúng như câu nói "Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi", hết ḷng pḥ tá Lưu Thiện và nhà Thục Hán.
Tiếc rằng, Gia Cát Lượng lại phớt lờ lời dặn thứ ba của Lưu Bị, đó là "không thể trọng dụng Mă Tắc".
Sai lầm đáng tiếc của Gia Cát Lượng
Tại sao lại không thể trọng dụng Mă Tắc? Dù khi đó sắp qua đời, nhưng Lưu Bị vẫn nhất quyết dặn ḍ Gia Cát Lượng điều này.
Đối với Lưu Bị, Mă Tắc không phải người giỏi giang và chỉ là kẻ biết khua môi múa mép chứ không có tài cán ǵ, thậm chí c̣n ngang ngạnh cố chấp, tự cho ḿnh là đúng.
Lưu Bị rất giỏi nh́n người nên ông đă cảnh báo Gia Cát Lượng không nên trọng dụng Mă Tắc v́ t́nh cảm cá nhân.
Mă Tắc (190 – 228) hay c̣n gọi là Mă Tốc, là tướng nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc. Mă Tắc có 5 anh em trai, nhưng giỏi nhất là người anh Mă Lương (vị tướng đi theo Lưu Bị khi vị quân chủ này đang trấn giữ Kinh Châu.
Thế nhưng, bậc tài trí như Gia Cát Lượng lại có lúc hồ đồ. Ông phớt lờ những đánh giá của vị quân chủ nhà Thục Hán về Mă Tắc. Kết quả, Mă Tắc sau này quả nhiên là người ngang ngược, bỏ qua lời khuyên can từ cấp dưới là Vương B́nh.
Cụ thể, trong lần thực hiện cuộc Bắc phạt đầu tiên (năm 228), không sử dụng mănh tướng Ngụy Diên, Gia Cát Lượng đă làm trái lời dặn của Lưu Bị khi cho Mă Tắc đảm nhận vị trí tiên phong.
Nhưng do không có nhiều kinh nghiệm thực chiến, lại cố chấp, khinh địch, làm trái với kế hoạch đề ra, Mă Tắc đă đánh mất Nhai Đ́nh, một khu vực mang tính chiến lược của Thục Hán. Nhai Đ́nh bị thất thủ, đại quân của Thục Hán bấy giờ không thể tiến nữa, buộc phải lui về Hán Trung
Sự mất mát đột ngột này cũng khiến cho những tính toán của Gia Cát Lượng bị đổ bể. Đồng thời thất bại này cũng đẩy Thục Hán rơi vào t́nh thế khó khăn hơn.
Thất bại trong việc dùng sai người lần này cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho Gia Cát Lượng. Trước t́nh thế này, dù có t́nh cảm gắn bó nhiều năm với Mă Tắc, nhưng Gia Cát Lượng vẫn phải phục tùng quân lệnh khi hạ lệnh chém đầu Mă Tắc.
Cuối thời Thục Hán rơi vào t́nh trạng khan hiếm nhân tài. Tuy nhiên, không thể v́ thế mà chọn sai người, đặc biệt là trong những cuộc chiến mang tính quyết định.
Nếu Gia Cát Lượng nghe theo lời dặn của Lưu Bị là không dùng Mă Tắc, có lẽ chiến dịch Bắc phạt sẽ thành công và Thục Hán cũng sẽ không bị diệt vong. Quả thật là đáng tiếc!
|
|