“Nhà của mẹ” nằm ở khu tái định cư đường Thanh Niên (quận Đồ Sơn, TP. Hải Pḥng). Đây không chỉ là công tŕnh nhà ở đơn thuần mà c̣n là món quà đặc biệt của anh Nguyễn Quang Tâm (30 tuổi) dành tặng mẹ ḿnh sau 10 năm xa quê lập nghiệp.
Anh Nguyễn Quang Tâm - chủ nhà, là một đạo diễn và nhiếp ảnh gia đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Anh Tâm quê gốc ở Hải Pḥng song v́ nhiều lư do phải xa quê lập nghiệp từ năm 17 tuổi. Bố mất sớm, gia đ́nh chỉ có hai mẹ con phải trải qua nhiều thăng trầm sau sự ra đi của bố, chính v́ vậy, anh Tâm luôn mong muốn dành ǵ những tốt nhất cho mẹ ḿnh.
Sau hơn 10 năm lập nghiệp ở TP.HCM, anh Tâm có số tiền tiết kiệm vừa đủ để đón mẹ vào đây sinh sống cùng. Tuy nhiên, mẹ anh không muốn phải xa quê v́ c̣n gần mộ bố. Tôn trọng quyết định của mẹ, chàng đạo diễn trẻ t́m mua mảnh đất ở quê nhà Hải Pḥng và xây tặng mẹ một căn nhà để dưỡng già.
Mảnh đất nằm ở khu tái định cư đường Thanh Niên (quận Đồ Sơn, TP. Hải Pḥng) có mặt tiền hướng ra cánh đồng theo sở thích của mẹ anh. Dựa theo tâm huyết của bản thân và mong muốn của mẹ, anh Tâm truyền đạt lại ư tưởng cho đội ngũ thiết kế.
Những chia sẻ xúc động của anh Tâm trở thành nguồn cảm hứng để nhóm KTS thiết kế nên “Nhà của mẹ”. Đơn vị thiết kế đồng hành hoàn toàn hiểu tâm nguyện, suy nghĩ và ước muốn của mẹ anh Tâm. KTS đă dùng ngôn ngữ của kiến trúc, tinh tế, tỉ mỉ đến từng chi tiết để kể lại những câu chuyện mang đầy kỷ niệm, thể hiện tấm ḷng hiếu thảo và t́nh cảm sâu sắc của người con trai dành cho người mẹ thân yêu.
"Nhà của mẹ" có diện tích 150m2. KTS chia sẻ rằng đây là một công tŕnh rất đặc biệt, là một ngôi nhà tặng mẹ nên chủ nhà mong muốn ngôi nhà phải mang dáng dấp dịu dàng, gần gũi của một ngôi nhà truyền thống, gợi nhớ về ngôi nhà thời thơ ấu của gia chủ ngày xưa.
Bản thân gia chủ là một đạo diễn đồng thời là nhiếp ảnh gia, nên mong muốn ngôi nhà có chút “nghệ”, không gian phóng khoáng, tránh sa đà nhiều vào trang trí, đặc biệt sẽ là phiên bản duy nhất, không thể lỗi thời.
Bên cạnh đó, thiết kế phải phù hợp, hài hoà với người sử dụng chính là mẹ anh Tâm, vậy nên ngôi nhà phải thực sự tiện nghi, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lớn tuổi. KTS chia sẻ: “Kết hợp giữa yêu cầu nghệ thuật và tư duy logic giống như việc sử dụng cả 2 bán cầu năo cùng một lúc vậy. Chúng tôi đă phải “hội chẩn” rất nhiều lần để đưa ra được phương án, và trong một giây phút khi chúng tôi quay trở lại khu đất để xem xét, ư tưởng về ngôi nhà ra đời”.
"Nhà của mẹ" được thiết kế 1,5 tầng, lấy cảm hứng từ nếp nhà nông thôn truyền thống, gợi nhắc về căn nhà thời thơ ấu chứa đầy kỷ niệm mà đă phải bán đi khi xưa của anh Tâm. Công tŕnh có điểm nhấn là mái nhà dốc xoè rộng, mái được đổ bê tông, chống nóng cẩn thận và lát đá, góc mái “vén” lên để đón hướng gió mát thổi vào nhà.
Phần mái “vén” có chức năng đón gió vào nhà được chống đỡ bằng một cây cột ốp gỗ - h́nh ảnh cột nhà quen thuộc trong kiến trúc truyền thống Việt Nam.
Các vật liệu sử dụng trong công tŕnh đều là vật liệu kiểu cũ, vừa quen vừa lạ. Ngói mũi hài ốp dọc tường như cánh chim hạc, tường rào nhốt đá suối để cây cỏ có thể sinh trưởng qua thời gian, gạch ốp từ làng cổ Bát Tràng, gạch họa tiết hoa sen thời Lư,... Hệ thực vật cũng được lựa chọn cẩn thận, là những loại cây quen thuộc với văn hoá người Việt như cây bưởi, cây chuối,...để mẹ cảm thấy gần gũi, gắn bó trong ngôi nhà của ḿnh. Cách thiết kế vừa giản dị, vừa tạo nên điểm nhấn thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Cổng ra vào mộc mạc và gần gũi, sử dụng gam màu đen - ghi phảng phất nét hiện đại. Điểm nhấn ở cổng ra vào là tường rào nhốt đá suối, vừa mộc mạc vừa tạo nên hiệu quả thẩm mỹ.
Ngôi nhà có thiết kế nhằm tối ưu hướng đi của gió vào và ra, giúp trong nhà luôn thoáng mát để mang đến cho mẹ không gian sống tự nhiên, thoải mái. Hệ cửa linh hoạt có thể mở thoáng vào mùa hè, đóng kín chắn gió vào mùa đông mà vẫn đảm bảo góc nh́n lăng mạn ra vườn cùng ánh sáng tự nhiên. Tất cả các pḥng đều có thông gió đối lưu để đảm bảo khí tươi liên tục, ánh sáng tự nhiên, giúp hạn chế sử dụng điện năng vào ban ngày.
Toàn bộ kết cấu không gian xốp của ngôi nhà như hàng hiên, sân trong, vườn sau nhà hay lệch tầng đều góp phần tạo nên hiệu quả thông gió, tối ưu ánh sáng tự nhiên, đồng thời tạo nên sự ấm cúng, gần gũi cho không gian đậm kiến trúc truyền thống. Nhờ cách thiết kế như vậy, các thành viên trong nhà có sự kết nối với nhau ở bất kỳ vị trí nào, mà vẫn đảm bảo sự riêng tư.
Pḥng tắm
Khoảng sân vườn ở trung tâm nhà làm tốt nhiệm vụ lấy sáng và khí tươi cho công tŕnh, cũng là nơi mà mẹ gia chủ có thể trồng, chăm sóc cây cối xanh mướt. Từ sân thượng tầng lửng có thể dễ dàng quan sát không gian bên dưới qua khoảng thông tầng sân vườn.
Pḥng bếp - ăn là không gian nối tiếp với sân trong của công tŕnh, bởi vậy khu vực này cũng tràn ngập ánh sáng và khí tươi. Khu vực bếp nấu được đặt sát với sân trong, khi nấu nướng gia chủ chỉ cần mở cửa trượt sân trong giúp mùi đồ ăn được phân tán hiệu quả.
Ngôi nhà được hoàn thành với niềm vui, hạnh phúc và sự hài ḷng của hai mẹ con gia chủ.