Bớt lo âu nhờ giảm 1 tiếng dùng điện thoại mỗi ngày. Bạn nên biết rằng chỉ cần giảm 1 tiếng dùng điện thoại mỗi ngày có thể giúp bạn bớt nỗi lo âu, thêm hài ḷng với cuộc sống.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng giảm thời gian sử dụng điện thoại hàng ngày có tác động tích cực đến sức khỏe của con người.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Ruhr-Universität Bochum (Đức) khẳng định không cần thiết từ bỏ hoàn toàn việc sử dụng điện thoại để cải thiện tinh thần, nhưng giảm bớt thời gian sử dụng lại có tác động tích cực đối với sức khỏe của một người.
Tờ Daily Mail đưa tin những nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng sử dụng điện thoại thông minh có liên quan đến chứng béo ph́, đau cổ, suy giảm năng suất và hành vi. Do vậy, nhóm chuyên gia tại Ruhr-Universität Bochum muốn xác định xem thời gian sử dụng điện thoại trong bao lâu là quá nhiều.
Tiến sĩ Julia Brailovskaia và các đồng nghiệp muốn t́m hiểu xem liệu cuộc sống của chúng ta có thực sự tốt hơn khi không có điện thoại thông minh hay không, hay giảm sử dụng bao lâu mỗi ngày là hợp lư. Họ đă mời 619 người tham gia nghiên cứu và chia thành ba nhóm.
Trong đó, 200 người hoàn toàn không dùng điện thoại trong một tuần. 226 người giảm thời gian sử dụng thiết bị 1 giờ mỗi ngày. Và 193 người không thay đổi bất cứ điều ǵ trong thói quen sử dụng điện thoại.
Bà Brailovskaia cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng cả việc từ bỏ hoàn toàn điện thoại thông minh và giảm thời gian sử dụng điện thoại hàng ngày xuống một giờ đều có tác động tích cực đến lối sống và sức khỏe của những người tham gia”.
Đáng chú ư, ở nhóm giảm thời gian sử dụng, những tác động tích cực thậm chí c̣n kéo dài hơn và do đó có mức ổn định hơn so với nhóm “cai” điện thoại hoàn toàn.
Trung b́nh, con người dành hơn 3 tiếng mỗi ngày để “dán mắt” vào màn h́nh điện thoại.
Chúng ta t́m kiếm thông tin trên Google, t́m đường, kiểm tra email hoặc thời tiết, mua sắm, đọc tin tức, xem phim và tán dóc trên mạng xă hội.
Các nhà nghiên cứu đă phỏng vấn tất cả những người tham gia về thói quen lối sống và t́nh trạng sức khỏe của họ tại thời điểm ngay khi vừa can thiệp, một tháng và bốn tháng sau đó.
Họ đă hỏi các t́nh nguyện viên tập thể dục bao lâu, hút bao nhiêu điếu thuốc mỗi ngày, mức độ hài ḷng đối với cuộc sống và nếu có bất kỳ dấu hiệu lo lắng hoặc trầm cảm hay không.
Nh́n chung, cuộc can thiệp kéo dài một tuần đă thay đổi thói quen sử dụng điện thoại của những người tham gia về lâu dài. Thậm chí 4tháng sau khi kết thúc thử nghiệm, trung b́nh các thành viên của nhóm “kiêng điện thoại” đă sử dụng thiết bị này ít hơn 38 phút mỗi ngày so với trước đây.
Sau 4 tháng, nhóm giảm 1 một giờ mỗi ngày cũng vẫn duy tŕ thói quen dùng điện thoại ít hơn 45 phút mỗi ngày.
Đồng thời, sự hài ḷng trong cuộc sống và thời gian dành cho hoạt động thể chất của họ đều tăng lên, trong khi các triệu chứng như trầm cảm và lo lắng được giảm xuống.
Nghiên cứu này vừa được công bố trên Tạp chí Journal of Experimental Psychology: Applied.
Trong một báo cáo riêng biệt, công ty phân tích ứng dụng App Annie cho thấy người dùng Android ở 10 thị trường di động hàng đầu thế giới đă dành 4,8 giờ mỗi ngày để “lướt” điện thoại trong năm 2021.
Con số này tương đương khoảng 1/3 số giờ thức của mỗi người trong ngày. Brazil và Indonesia là những quốc gia có mức sử dụng cao nhất khi đều đạt mức trung b́nh 5,4 giờ, trong khi Mỹ đứng thứ 10 với 4,2 giờ mỗi ngày và Anh đứng thứ 12 với 4 giờ mỗi ngày. Mức sử dụng đă tăng 30% kể từ năm 2019.
VietBF@ sưu tập
|