Bài tập Bhramari pranayama giúp kiểm soát và điều ḥa hơi thở trong yoga, có thể cải thiện triệu chứng viêm xoang.
BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, yoga là nghệ thuật chữa bệnh cổ xưa của Ấn Độ gần đây đă trở nên phổ biến như một phương pháp điều trị bổ trợ cho y học hiện đại. Bhramari Pranayama (bài tập thở con ong) là một trong số đó, có liên quan đến việc kiểm soát hơi thở.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra bài tập thở này có thể giúp giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm; cải thiện lưu thông máu, sự tập trung; hỗ trị điều trị bệnh viêm xoang. Kết hợp thực hành thường xuyên Bhramari pranayama cùng điều trị bệnh viêm xoang mạn tính sẽ cải thiện triệu chứng hiệu quả hơn.
Bài tập thở có lợi cho người có triệu chứng viêm xoang. Ảnh: Shutterstock
Bhramari pranayama bắt nguồn từ tên của loài ong đen Ấn Độ được gọi là bhramari và pranayama có nghĩa là kỹ thuật thở. Có một số cơ chế khiến tiếng vo ve có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm xoang.
Cơ chế đầu tiên là tiếng vo ve hoạt động như một chất tẩy rửa âm thanh. Tiếng ồn tạo ra rung động âm thanh, khuyến khích không khí di chuyển qua lại giữa các xoang và đường mũi. Sự chuyển động của không khí giúp mở lỗ thông xoang bị tắc nghẽn, cho phép xoang thông khí và thoát dịch đúng cách. Cơ chế này cũng giúp ngăn chặn vi khuẩn và chất gây dị ứng lắng đọng trong xoang, tạo ra môi trường lành mạnh bên trong chúng.
Cơ chế thứ hai là tăng mức oxit nitric. Các nhà nghiên cứu cho thấy, tiếng vo ve làm tăng sự sản sinh oxit nitric nội sinh lên gấp 15 lần so với khi thở ra yên lặng. Nitric oxide là một chất giăn mạch và có thể điều chỉnh việc lấp đầy các mạch điện dung mũi, cải thiện nhiệt độ và độ ẩm của niêm mạc mũi, giúp thoát dịch mũi xoang tốt hơn.
Cơ chế thứ ba là giảm lo lắng và cải thiện các triệu chứng tâm lư khác thường thấy ở bệnh nhân viêm xoang mạn tính. Việc tập yoga thường xuyên có hiệu quả trong việc giảm lo âu, trầm cảm và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Để thực hiện bài tập thở Bhramari pranayama, bạn làm theo các bước sau:
Ngồi hoặc đứng thoải mái ở một nơi yên tĩnh và nhắm mắt.
Đặt ngón tay cái vào lỗ tai hoặc trên sụn nắp tai để nhẹ nhàng làm tắc ống tai.
Ngón trỏ đặt trên lông mày, các ngón c̣n lại đặt lên mắt.
Sau đó, hít thở sâu và thở ra từ từ bằng mũi, sao cho tạo ra âm thanh vo ve lớn và tập trung sự chú ư vào các khu vực giữa hai lông mày.
Thực hiện hai lần mỗi ngày, tập hàng ngày, mỗi lần kéo dài 15 phút.
Hướng dẫn tập thở Bhramari pranayama
Viêm xoang mạn tính là bệnh phổ biến tại Việt Nam. T́nh trạng ô nhiễm môi trường, đô thị hóa nhanh và gia tăng t́nh trạng kháng thuốc kháng sinh là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp trên và viêm xoang. Viêm xoang mạn tính có thể làm giảm chất lượng cuộc sống dẫn đến giảm hiệu suất công việc.
Bác sĩ Hằng chia sẻ thêm, nguyên tắc chính trong xử trí viêm xoang là cải thiện sự thông khí và thoát chất nhầy của xoang. Xử trí ban đầu bao gồm các loại thuốc như thuốc làm thông mũi và thuốc xịt rửa mũi, chỉ được dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Phẫu thuật được thực hiện cho các trường hợp viêm xoang khó điều trị hơn.
Bài tập thở Bhramari pranayama có thể giúp thông khí và thoát chất nhầy của xoang bằng cách làm bong lớp dịch nhầy và giảm phù nề niêm mạc. Đây được xem là phương pháp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm mũi xoang. Tuy nhiên, bác sĩ Hằng lưu ư, không nên thực hành Bhramari pranayama trong tư thế nằm ngửa; phụ nữ đang có kinh hoặc đang mang thai; người bị động kinh, đau ngực, huyết áp cao hoặc đang viêm tai không nên tập Bhramari pranayama.