Theo như bảng xếp hạng được CEOWORLD có trụ sở chính ở New York, Mỹ đă công bố hôm 20/6 vừa qua, nêu tên Phần Lan ở vị trí số 1, tiếp theo là 8 nước ở Bắc Âu và Tây Âu, trong khi đó, Việt Nam đứng thứ 62 trên thế giới và đứng thứ 7 trong khối ASEAN về chất lượng sống.
Ngập lụt là cảnh thường thấy ở Việt Nam vào mùa mưa băo (ảnh chụp tỉnh Hà Tĩnh, tháng 9/2017).
Bảng xếp hạng mang tên “Những nước tốt nhất thế giới về chất lượng cuộc sống, 2021”, được CEOWORLD công bố hôm 20/6, nêu tên Phần Lan ở vị trí số 1, tiếp theo là 8 nước ở Bắc Âu và Tây Âu. Nhật Bản và Hàn Quốc của châu Á lần lượt có xếp hạng thứ 10 và 13. Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - xếp thứ 14.
Nước láng giềng khổng lồ của Việt Nam, đồng thời là nền kinh tế thứ hai thế giới, nắm vị trí số 37, vẫn c̣n cách xa các nước đứng đầu. Nga, đối tác thân thiết lâu đời của Việt Nam, đứng thứ 43.
Trong số các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Singapore đứng thứ 19, kém 19 bậc là Thái Lan ở vị trí 38. Tiếp theo là Philippines, 39; Malaysia, 41; Brunei, 49; Indonesia, 58.
Chỉ tính riêng trong khối ASEAN, chất lượng sống của Việt Nam thấp hơn 6 nước kể khi chỉ được CEOWORLD xếp vào vị trí số 62 trên 165 nước, nhưng Việt Nam đứng trên Myanmar, 101; Campuchia, 111; và Timor Leste, 149. Bảng xếp hạng không nêu tên Lào.
So với vị trí 101/171 nước trong bảng xếp hạng về năm 2020, Việt Nam đă tăng được 39 bậc trong năm 2021.
Nhiều báo Việt Nam đưa tin về bảng xếp hạng này, nhấn mạnh vào việc đất nước thăng hạng sau 1 năm nhưng không đề cập đến vị trí của Việt Nam so với các nước láng giềng. Báo chí nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước cho rằng Việt Nam “đă có những bước cải thiện quan trọng về chất lượng cuộc sống”.
Tuy nhiên, theo quan sát của VOA, lâu nay nhiều người dân trong nước vẫn thường phàn nàn, chỉ trích về nạn ô nhiễm, tai nạn giao thông, tắc đường, ngập lụt, thiếu trường học và bệnh viện, ít cơ hội việc làm, thu nhập thấp, giá nhà đất quá cao, thực thi luật pháp không công bằng giữa người dân và quan chức…
CEOWORLD, tạp chí chuyên phục vụ các lănh đạo doanh nghiệp và những người giàu có với hơn 12,4 triệu lượt xem trang (page view), cho biết 165 nước được đánh giá, xếp hạng căn cứ vào 10 tiêu chí gồm chi phí đời sống phải chăng, ổn định kinh tế, điều kiện tốt cho gia đ́nh, thị trường việc làm tốt, b́nh đẳng thu nhập, ổn định và trung tính về chính trị, an toàn, ảnh hưởng văn hóa, hệ thống giáo dục công phát triển tốt, và hệ thống y tế công phát triển tốt.
Để lập ra bảng xếp hạng, hội đồng chuyên gia của CEOWORLD đă tự tiến hành nghiên cứu, cũng như phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn, trong đó có các báo cáo, thống kê của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Minh bạch Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Chương tŕnh Phát triển LHQ (UNDP), Sách về dữ liệu thế giới của CIA, v.v…
Trong số các nước đứng cuối bảng xếp hạng có tên Triều Tiên, 162; Sudan, 164; và Syria, 165.