Bão Mặt trời xảy ra khi năng lượng từ tính xung quanh một vết đen trên Mặt trời được giải phóng, khiến bề mặt lóe sáng trong một khoảng thời gian.
Mặt trời lúc này phóng ra một loạt các năng lượng điện từ, bao gồm từ các tia nhìn thấy được như tia X đến những tia gamma mạnh mẽ. Năng lượng này nhắm đến Trái Đất có thể gây hiện tượng cực quang ở các vĩ độ thấp, làm hành khách trên các chuyến bay phải trải qua mức phóng xạ nhiều hơn bình thường, đặc biệt là khi chuyến bay gần cực của Trái Đất.
Mức phóng xạ này không gây chết người. Nhưng trong một số trường hợp bão Mặt trời đặc biệt mạnh, các hãng hàng không sẽ tránh bay gần hơn khoảng 1.444 km quanh vùng cực.
Sức mạnh của bão Mặt trời được đánh giá tăng dần theo quy mô các mức A, B, C, M, X – trong đó mức sau mạnh hơn mức trước 10 lần.
Mặt trời có thể làm hỏng GPS, điện và tín hiệu điện thoại. (Ảnh: NASA)
Thông thường, năng lượng từ các cơn bão này sẽ được khí quyển của Trái Đất hấp thụ, bảo vệ con người khỏi những tác động nguy hiểm nghiêm trọng.
Bão Mặt trời có thể khiến hệ thống vệ tinh liên lạc bị gián đoạn. Trong thực tế, các cơn bão Mặt trời từng làm ngừng tạm thời hệ thống liên lạc radio tần số cao và làm ảnh hưởng đến mạng lưới GPS. Ngoài ra, nó còn gây ra hiện tượng nguy hiểm hơn là gió Mặt trời CME, xảy ra khi vật liệu ion hóa cao của Mặt trời bị giải phóng vào không gian. Nếu CME nhắm trực tiếp đến Trái Đất, từ trường có thể thay đổi hình dạng tạo thành một quá trình gọi là bão địa từ, làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử.
Năm 1859, một cơn gió Mặt trời khổng lồ tiếp cận Trái Đất, khiến một số cột viễn thông và đường ray phát sinh tia lửa điện, tạo ra hiện tượng cực quang ở các khu vực như Havana, Cuba.
Khác với những năm công nghệ chưa phát triển, trong thời kỳ thông tin internet như hiện nay, bão Mặt trời có thể gây ra thảm họa. Không chỉ với hệ thống định vị và thông tin liên lạc, mỗi lần bạn mua sắm bằng thẻ tín dụng cũng là một giao dịch vệ tinh và nó cũng có thể bị ảnh hưởng.
Mạng lưới điện là mối lo ngại lớn nhất trước các cơn bão Mặt trời vì sẽ mất nhiều thời gian để thay thế cũng như sửa chữa, trong khi hệ thống ứng phó với bão Mặt trời hiện nay còn khá lỏng lẻo. Ảnh hưởng theo cấp số nhân cũng có thể xảy ra vì những mạng lưới này liên kết chặt chẽ với nhau.
Sự kiện bão Mặt trời lớn gần đây nhất ảnh hưởng đến Trái đất được ghi nhận vào năm 2017 khi một tia lửa Mặt trời lớp X12.9 tấn công Trái đất. Hiện tượng này gây ra sự cố mất điện và liên lạc trong thời gian ngắn, cũng như khiến các vệ tinh bị hư hỏng.