Nữ quyền và thời trang có mối quan hệ chặt chẽ như 2 mặt của đồng xu. Hai khía cạnh này đă cùng nhau phát triển trong suốt 200 năm.
Thời trang và nữ quyền luôn phát triển cùng nhau trong suốt chiều dài lịch sử. Thời trang là tiếng nói của phụ nữ và sự tự tin của phụ nữ cũng thúc đẩy sự đổi mới của thời trang.
Năm 1792, Mary Wollstonecraft đă viết ra văn bản nữ quyền đầu tiên. Bà không muốn phụ nữ kiểm soát đàn ông mà muốn phụ nữ kiểm soát chính bản thân ḿnh. Bà muốn nữ giới được chủ động nắm quyền quyết định cho các vai tṛ khác nhau của họ trong xă hội. Wollstonecraft thúc đẩy sự thay đổi trong hệ tư tưởng trong về mọi lĩnh vực trong cuộc sống của phụ nữ, bao gồm cả thời trang.
Ngay sau đó, phụ nữ đă vứt bỏ những chiếc áo nịt ngực (corset) bức bối, gây ra nhiều tai hại cho sức khỏe để đến với quần bloomer (được lấy cảm hứng từ những chiếc quần ngố Thổ Nhĩ Kỳ). Thuật ngữ này được đặt theo tên của nhà hoạt động v́ quyền phụ nữ, Amelia Bloomer. Kể từ đó, chiếc bloomer đă trở thành một biểu tượng của nữ quyền và được coi là “chiếc quần đầu tiên dành cho phụ nữ”. Tuy nhiên, chiếc bloomer không được chấp nhận rộng răi trong xă hội mà chỉ phổ biến trong cộng đồng những người ủng hộ nữ quyền.
Vào thế kỷ 19, phụ nữ được cho có vai tṛ thấp kém hơn nam giới. Trong cuộc Cách mạng Công nghiệp, phụ nữ được khuyến khích làm việc trong các nhà máy. Nhưng ít lâu sau đó, họ lại phải quay về với các công việc thuộc lĩnh vực gia đ́nh. Phụ nữ thuộc tầng lớp giàu có ăn mặc điệu đà sẽ bị coi là thiếu đứng đắn, là những “đứa trẻ giống như búp bê”, v́ đàn ông luôn nảy sinh ham muốn với phụ nữ có ngoại h́nh trẻ trung và ngây thơ.
Đầu thế kỷ 19 chứng kiến sự nở rộ của quần bloomer và sau đó, các loại quần áo thoải mái hơn cũng bắt đầu được yêu thích. Những trang phục tự do, rộng răi dần thế chỗ cho áo nịt ngực và dây buộc khó chịu.
Bước sang thế kỷ 20, Paris trở thành kinh đô của thời trang và sự xa xỉ. Sự xuất hiện của lối trang trí, kiến trúc, ăn mặc cầu kỳ theo trường phái Tân nghệ thuật khiến cho phong trào nữ quyền không có “đất dụng vơ”. Đến năm 1910, Coco Chanel cho ra đời những thiết kế mũ đơn giản dành cho phụ nữ, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thoải mái trong thời trang.
Những người ủng hộ nữ quyền thường mặc quần áo có màu tím, trắng và xanh lá cây mang ư nghĩa tượng trưng cho sự tinh khiết, hy vọng, ḷng trung thành và phẩm giá. Họ cố ư kết hợp những màu sắc này với trang phục nữ tính truyền thống để tránh bị chế giễu là “đồ kỳ quặc” v́ ăn mặc theo phong cách/màu sắc nam tính.
Một xu hướng thời trang phổ biến khác vào những năm 1910 là những chiếc quần lấy cảm hứng từ hậu cung Trung Đông của Paul Poiret. Mẫu quần này rất dễ ứng dụng, dễ cử động, là tiền đề cho phụ nữ nh́n nhận thời trang theo hướng “sự thoải mái cần phải được ưu tiên trước”.
Thời trang dành cho nữ giới có bước ngoặt phi thường vào những năm 1920, sau Thế chiến thứ nhất. Phụ nữ bắt đầu để tóc ngắn bồng bềnh, mặc váy dài đến dưới đầu gối, kết hợp cùng áo khoác thủy thủ và áo len chui đầu được thiết kế bởi Coco Chanel. Bà đă tạo ra phiên bản thể thao và linh hoạt hơn cho nữ giới từ mẫu áo len của nam giới.
Thời trang mang tính linh hoạt phát triển vô cùng mạnh mẽ trong Thế chiến thứ hai, bởi lúc này phụ nữ cũng phải tham gia lực lượng lao động. Những mẫu quần áo thiết thực như quần dài, quần áo bảo hộ lao động rất được ưa chuộng. Chúng không chỉ là trang phục để mặc lên người mà c̣n là minh chứng cho sự “có ích” của phụ nữ. Họ cũng đóng góp công sức cho đất nước không kém ǵ những ông chồng trở về sau chiến tranh.
Trong mùa hè không có chiến tranh đầu tiên vào năm 1946, Louis Reárd cho ra mắt bộ bikini táo bạo nhằm giúp chị em phụ nữ được tự do tận hưởng hương vị yên b́nh. Không khó để t́m thấy các cô gái trẻ mặc bikini trên băi biển của châu Âu vào những năm 1950, nhưng ở Mỹ th́ phải đến đầu những năm 60 loại trang phục này mới được chấp nhận.
Đến những năm 1960 và 70, sau làn sóng nữ quyền thứ hai, vai tṛ của phụ nữ không phải là thứ duy nhất bị thay đổi hoàn toàn. Chúng ta có thể tóm tắt không khí của thời kỳ này trong từ Youthquake - thuật ngữ do biên tập viên thời trang Diana Vreeland đặt ra. Xă hội phát triển xoay quanh giới trẻ. Ḍng nhạc rock and roll của The Beatles và The Rolling Stones trở nên phổ biến, ma túy và sự tự do t́nh dục cũng góp phần giải phóng cho phụ nữ. Việc phát minh ra thuốc tránh thai và chiếc váy mini của Mary Quant càng thúc đẩy phụ nữ khao khát t́m kiếm sự tự do và làm chủ chính ḿnh. Giờ đây, phụ nữ không cần chờ xă hội cho phép mà đă được toàn quyền lựa chọn trang phục cho phần thân dưới của ḿnh, từ váy maxi, váy midi, váy mini, cho đến quần jean hoặc quần tây.
Trong những năm 1970 và 80, khái niệm “mặc trang phục quyền lực” trở nên phổ biến với những phụ nữ đạt được vị trí cao trong lực lượng lao động. Họ bắt đầu mặc vest (kết hợp chân váy cùng màu) hoặc áo khoác có độn vai để trông nam tính hơn. Tuy nhiên, mục đích của họ không phải là tạo ra vẻ ngoài mạnh mẽ như đàn ông mà họ chỉ muốn xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp.
Sự ra đời của thập kỷ mới cũng mở ra làn sóng nữ quyền thứ ba với những ư tưởng riêng về giới tính và t́nh dục ở phụ nữ. Từ những năm 2000 cho tới hiện tại, phụ nữ hoàn toàn được tự do lựa chọn trang phục cho ḿnh. Các minh tinh màn bạc có thể mặc trang phục xẻ cao, để lộ ngực trần, lưng trần mà vẫn được ca ngợi là “một trong những trang phục đẹp nhất thảm đỏ” thay v́ bị chỉ trích là thiếu đứng đắn như thời kỳ trước.
Phụ nữ đă phải đấu tranh rất nhiều để giành quyền “tự do ăn mặc” trong suốt hàng trăm năm qua. Chúng ta có thể nh́n thấy quá tŕnh phát triển của phong trào nữ quyền và sự nghiệp giải phóng phụ nữ đă thay đổi như thế nào bằng cách nh́n vào hành tŕnh phát triển của lịch sử thời trang.