Theo bác sĩ Vũ, làm ấm gan bàn chân có rất nhiều tác dụng cho sức khỏe, thậm chí là cải thiện t́nh trạng xương khớp, chữa mất ngủ.
Chị Nguyễn Thị Lan (Đông Anh, Hà Nội) bị thoái hóa khớp khối nhiều năm, đă điều trị nhiều nơi, thuốc Tây y rồi Đông y nhưng t́nh trạng cải thiện rất chậm.
Từ sau khi bị Covid-19 vào tháng 3, chị Lan mất ngủ triền miên. Chị được bác sĩ Đông y hướng dẫn ngâm chân trước khi đi ngủ để dễ ngủ hơn. Hiệu quả khiến chị bất ngờ, không chỉ ngủ ngon mà đau xương khớp cũng giảm.
Công thức chị Lan thường làm - nấu nước nóng lên ngâm với lá ngải cứu, gừng, muối biển. Thời gian ngâm khoảng 30 phút có tác dụng lưu thông khí huyết, ngủ ngon hơn, xương khớp cũng giảm đau.
Chị Đỗ Lan Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) làm nhân viên marketing ngành làm đẹp chia sẻ, công việc của chị rất áp lực và cách chị giải áp lực của ḿnh đó là ngâm chân ấm với thảo dược.
Chị Lan Anh mua gói thảo dược ngâm chân về tự ngâm. Trong lúc đắp mặt nạ làm đẹp da, chị ngâm chân với nước ấm. Nhờ ngâm chân, căn bệnh "bàn chân lạnh" của chị cũng cải thiện rất nhiều, hội chứng ruột kích thích cũng cải thiện đáng kể.
Bà mẹ trẻ này cho biết chị làm quen với ngâm chân sau sinh bé thứ hai. Bác sĩ hướng dẫn xông vùng sàn chậu bằng thảo dược. Xông xong chị Lan Anh thấy dễ chịu nên được hướng dẫn thêm ngâm chân làm ấm cơ thể.
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ - Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết, Đông y quan niệm bàn chân là gốc của cơ thể, tập hợp 6 đường kinh và nhiều huyệt vị quan trọng.
Chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, thông qua da bàn chân, các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể.
Bàn chân được xem là “trái tim thứ hai” bởi v́ đại năo và các cơ quan khác trong cơ thể đều có một khu phản ánh của riêng ḿnh trên bàn chân.
Ảnh minh họa.
Khi chân ngâm nước thuốc sẽ có tác động tới tạng phủ, gây phản xạ kích thích, gây hưng phấn và nâng cao năng lực hoạt động của tạng phủ.
Ngâm ấm chân được xem như cách "thải độc". Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra điều trị bằng phương pháp ngâm nước ấm mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ xương khớp, bao gồm cả xơ cơ, viêm khớp, có thể làm giảm sưng, viêm và tăng cường lưu thông máu.
Trong y học cổ truyền, phương pháp xoa bóp bấm huyệt bàn chân thường kết hợp liệu pháp ngâm chân bằng nước thuốc để tăng thêm hiệu quả trong điều trị.
Ngâm chân để pḥng và điều trị một số bệnh thúc đẩy tuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, giảm sự căng thẳng, giảm đau, cải thiện teo cơ, cứng khớp chi dưới.
BS Vũ cho biết bạn có thể ngâm với các loại thảo dược có tính chất giăn mạch: gừng, lá lốt, sả, quế chi, ngải cứu, thiên niên kiện, màng tang, đại bi... đây là các vị thuốc có tính ấm, có tinh dầu. Khi ngâm chân bạn nên cho thêm muối biển để tác dụng nhiều hơn.
Với người bệnh có triệu chứng đau mỏi cơ, cảm giác mệt mỏi, tŕ trệ kéo dài sau nhiễm virus, việc kết hợp liệu pháp ngâm thảo dược “phong tê thấp” với các vị thuốc như: Lá lốt, thiên niên kiện, ngải cứu,…có tác dụng trừ phong thấp c̣n tồn đọng, lưu thông kinh mạch, giúp người bệnh giảm cảm giác đau mỏi, bứt rứt khó chịu, đặc biệt ở các khớp ngoại biên như khớp gối, bàn ngón tay – chân.
Việc ngâm thuốc nên được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ, không nên ngâm với nước quá nóng, không ngâm quá lâu.
BS Vũ lưu ư, khi ngâm chân phải thử nhiệt, không nên đột ngột nhúng chân vào nhiệt độ nước quá cao, trong khi cơ thể và thời tiết đang rất lạnh khiến sốc nhiệt. Mạch máu chịu áp lực lớn trong thời gian ngắn dễ dẫn tới ph́nh, vỡ…
Các trường hợp không nên áp dụng ngâm chân như những người bị viêm cấp và các chấn thương cấp tính. Bệnh nhân đang có vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hở.
Người bệnh đang bị đái tháo đường không nên ngâm chân v́ thường bệnh nhân đái tháo đường hay bị tắc động mạch hay tĩnh mạch không cảm nhận được nhiệt độ của nước ngâm có thể dẫn tới bỏng hoặc các biến chứng khác.
Người bị bệnh ung thư, lao đang tiến triển. Ngoài ra, những người say rượu, tâm thần cũng không được ngâm chân.
BS Vũ cho biết sau khi ngâm chân nếu được xoa bóp bấm huyệt vùng chân th́ sẽ tăng hiệu quả. Nếu thấy cơ thể ấm lên và hơi ra mồ hôi nghĩa là có tác dụng.