Đức Quốc xă chỉ cần 90 phút để chốt kế hoạch... diệt chủng 11 triệu người Do Thái. 15 quan chức Đức Quốc xă họp tại một biệt thự ven hồ Wannsee ở tây Berlin vào ngày 20/1/1942 để định đoạt số phận của 11 triệu người Do Thái.
Trong cuộc họp kéo dài đúng 90 phút, nơi các quan chức cấp cao Đức Quốc xă được phục vụ rượu và đồ nhắm, chủ đề chính được thảo luận là "Những bước hoạch định về tổ chức, hậu cần và vật chất cho giải pháp cuối cùng với người Do Thái ở châu Âu". Kết quả là kế hoạch diệt chủng người Do Thái (Holocaust) được lập ra.
Biên bản cuộc họp được đánh máy trên 15 trang giấy không đề cập rơ ràng đến hành vi giết người. Thay vào đó, họ sử dụng các cụm từ như "sơ tán", "giảm thiểu" hay "điều trị" và phân chia nhiệm vụ giữa các cơ quan chính phủ khác nhau với "những chuyên gia thích hợp".
"Bạn đọc biên bản và cảm thấy lạnh sống lưng", Deborah E. Lipstadt, học giả nổi tiếng nghiên cứu về nạn diệt chủng người Do Thái, cho biết. "Tất cả đều là ngôn ngữ ngụy trang. Nhưng sau đó, bạn nh́n vào danh sách các quốc gia và số lượng người Do Thái mà họ định giết. Họ nhắm tới 11 triệu người. Họ đă lên một kế hoạch lớn".
Những người sống sót trong thảm họa Holocaust tại trại tập trung Auschwitz-Birkenau của Đức Quốc xă ở Ba Lan vào năm 1945, sau khi nơi này được giải phóng. Ảnh: Reuters.
80 năm sau, cuộc họp định mệnh bên hồ Wannsee gây chú ư trong bối cảnh những người sống sót sau thảm họa diệt chủng năm xưa đang ngày càng ít dần. Chủ nghĩa bài Do Thái cũng như tư tưởng người da trắng thượng đẳng đang trỗi dậy mạnh mẽ ở châu Âu và Mỹ. Trên khắp thế giới, ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công nhằm vào người Do Thái và các dân tộc thiểu số khác.
Tại Đức, nơi nạn bài Do Thái cũng đang có chiều hướng gia tăng, giới chức đă công khai cảnh báo rằng chủ nghĩa cực hữu cực đoan và khủng bố là mối đe dọa lớn nhất với nền dân chủ.
Ngày nay, biệt thự ba tầng trên bờ hồ từng là nhà khách của Đức Quốc xă và là nơi tổ chức Hội nghị Wannsee trông bề ngoài hầu như không thay đổi. Suốt nhiều thập kỷ sau đó, chính quyền Tây Đức đă phải đau đầu trước câu hỏi phải làm ǵ với ṭa nhà.
Trong khi những người sống sót thúc ép chính phủ biến nó thành nơi để t́m hiểu về thảm họa diệt chủng và ghi lại tội ác của phát xít, giới chức lại tỏ ra lưỡng lự. Một số người bày tỏ quan ngại rằng biệt thự sẽ trở thành nơi hành hương của những phần tử ủng hộ Đức Quốc xă. Số khác th́ muốn san bằng nó để xóa sổ hoàn toàn mọi thứ thuộc về "ngôi nhà kinh hoàng này".
Joseph Wulf, thành viên phong trào kháng chiến Do Thái đă thoát khỏi cuộc đại diệt chủng và trở thành nhà sử học nổi tiếng sau chiến tranh, từng dẫn đầu một chiến dịch yêu cầu biến biệt thự thành khu tưởng niệm và viện lịch sử. Phía trên bàn viết của ḿnh, ông ghim một ḍng chữ bằng tiếng Do Thái tưởng nhớ 6 triệu người Do Thái đă bị Đức Quốc xă sát hại: "Hăy nhớ!!! 6.000.000".
Đề xuất của Wulf liên tục bị từ chối và trong một bức thư gửi cho con trai ḿnh vào năm 1974, ông đă tỏ rơ nỗi tuyệt vọng: "Bạn có thể cung cấp cho người Đức bằng chứng cho đến khi kiệt sức", ông viết. "Đây là chính phủ dân chủ nhất từng tồn tại nhưng những kẻ sát nhân hàng loạt vẫn tự do đi lại, sở hữu những ngôi nhà nhỏ và trồng hoa trên chúng". Wulf tự sát vài tháng sau đó.
Những năm 1980, ngôi biệt thự trở thành nhà trọ cho các thanh niên trong những chuyến đi học xa. Chỉ sau khi nước Đức tái thống nhất, vào năm 1992, nó mới được biến thành một khu tưởng niệm.
Đối với nhiều người, kỷ niệm Hội nghị Wannsee có lẽ ít quan trọng hơn so với sự kiện giải phóng trại tử thần Auschwitz hay cuộc nổi dậy ở khu ổ chuột Warsaw, vốn tập trung vào các nạn nhân của khủng bố Đức Quốc xă. Nhưng đây là ngày hiếm hoi mà các thủ phạm gây ra họa diệt chủng Do Thái tập trung lại một chỗ, đồng thời cho thấy mức độ tàn khốc của bộ máy diệt chủng của phát xít Đức.
Người chủ tŕ cuộc họp hôm đó là Reinhard Heydrich, giám đốc quyền lực của cơ quan an ninh và lực lượng Waffen SS, "đội quân đồ tể" tàn bạo bậc nhất phát xít Đức. Heydrich được Hermann Goring, cánh tay phải của Hitler, giao phụ trách lên kế hoạch cho "giải pháp cuối cùng" và phối hợp thực hiện nó với các ban ngành khác trực thuộc chính phủ.
Những người được Heydrich mời họp đều là quan chức cấp cao trong chính quyền Đức Quốc xă. Hầu hết trong số họ ở độ tuổi ngoài 30, 9 người có bằng luật, hơn một nửa có bằng tiến sĩ.
Trong lúc họ tập trung quanh một chiếc bàn nh́n ra hồ Wannsee, tội ác diệt chủng vẫn diễn ra. Việc trục xuất và sát hại người Do Thái ở các vùng lănh thổ phía đông đất nước đă bắt đầu từ mùa thu trước, nhưng cuộc họp ngày 20/1/1942 đă đặt nền móng cho một cỗ máy giết người hàng loạt có sự tham gia của toàn bộ bộ máy Đức Quốc xă và cuối cùng là hàng triệu người Đức trong các vai tṛ khác nhau.
Adolf Eichmann, quan chức đứng đầu bộ phận "trục xuất và các vấn đề liên quan đến người Do Thái" thuộc Bộ Nội vụ, người sau này sẽ đảm nhận việc đưa người Do Thái tới các trại tử thần, được yêu cầu lập biên bản cuộc họp. Chỉ một trong 30 bản sao của biên bản 15 trang cộp dấu "mật" c̣n được lưu lại đến ngày nay. Nó được lính Mỹ phát hiện trong hồ sơ của Bộ Ngoại giao Đức Quốc xă sau chiến tranh.
Biên bản của Eichmann đă tóm tắt phạm vi nhiệm vụ trong một bảng thống kê chi tiết về dân số Do Thái trên khắp châu Âu, không chỉ bao gồm Liên Xô mà c̣n cả Anh, Ireland và Thụy Sĩ.
"Việc di cư hiện được thay thế bằng cách di tản người Do Thái về phía đông như một giải pháp khả thi khác", biên bản có đoạn. "Trong quá tŕnh giải quyết câu hỏi cuối cùng về người Do Thái này, khoảng 11 triệu người Do Thái sẽ được xem xét".
Tài liệu sau đó tiếp tục tŕnh bày một số chi tiết trong giải pháp cuối cùng.
"Người Do Thái sẽ được điều đến lao động ở phía đông theo cách phù hợp", biên bản cho hay. "Phân theo các nhóm lớn, chia theo giới tính, những người Do Thái có khả năng lao động sẽ được cử đến các vùng này để xây dựng đường sá. Trong quá tŕnh đó, chắc chắn một phần lớn sẽ bị loại bỏ nhờ sàng lọc tự nhiên. Những người cuối cùng c̣n lại phải được quan tâm phù hợp v́ chắc chắn họ đại diện cho những bộ phận kháng cự mạnh nhất".
Biệt thự ở Wannsee, nơi các quan chức Đức Quốc xă lên kế hoạch Holocaust vào năm 1942. Ảnh: AP.
"Những người Do Thái sơ tán trước tiên sẽ được đưa theo từng nhóm đến cái gọi là các khu quá cảnh, từ đó họ sẽ được chuyển về phía đông", văn bản tiếp tục. "Liên quan đến cách thức thực hiện giải pháp cuối cùng ở các lănh thổ châu Âu mà chúng ta đang kiểm soát hoặc có ảnh hưởng, chúng tôi đề nghị các chuyên gia liên quan trong Bộ Ngoại giao nên trao đổi với quan chức có trách nhiệm của Cảnh sát An ninh và SD".
Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản không mang sắc thái chết chóc, nhưng ai cũng hiểu mục tiêu mà nó hướng đến: "Loại bỏ hoàn toàn người Do Thái ở châu Âu", như Joseph Goebbels, lănh đạo cơ quan tuyên truyền của Hitler, viết trong nhật kư sau khi đọc biên bản.
15 người dự Hội nghị Wannsee đều trực tiếp tham gia vào kế hoạch diệt chủng người Do Thái. Một số chỉ huy hoặc tổ chức các đội giết người, số khác xây dựng cơ sở pháp lư cho tội ác này.
6 người trong số họ đă chết vào năm 1945. Chỉ có hai người hầu ṭa v́ vai tṛ trong kế hoạch Holocaust sau chiến tranh. Eichmann bị hành quyết ở Israel sau nhiều năm lẩn trốn ở Argentina. Wilhelm Stuckart, đồng tác giả của luật chủng tộc Nuremberg, được trả tự do vào năm 1949.
Ba người khác bị xét xử v́ những tội danh không liên quan và được tuyên mức án nhẹ, trong khi 4 người không bao giờ bị kết tội. Gerhard Klopfer, một quan chức cấp cao trong bộ máy của Hitler, đă làm luật sư suốt nhiều thập kỷ sau chiến tranh. Khi Klopfer chết vào năm 1987, gia đ́nh ông đưa ra một bản cáo phó, trong đó ghi rằng ông đă sống "một cuộc đời viên măn, v́ lợi ích của tất cả những ai thuộc phạm vi ảnh hưởng của ông".
80 năm sau Hội nghị Wannsee và 77 năm sau khi Thế chiến II kết thúc, các nhân chứng cho những hành động tàn bạo của Đức Quốc xă đang chết dần.
Khi tiến sĩ Lipstadt, 74 tuổi, lần đầu tiên giảng dạy về Holocaust hơn ba thập kỷ trước, bà rất dễ dàng t́m thấy những người sống sót để tṛ chuyện với các sinh viên của ḿnh. "Bây giờ, tôi chỉ hy vọng có thể t́m thấy một người đủ sức khỏe để đến dự giờ học cùng chúng tôi", bà nói.
VietBF@ sưu tập