Chuyên gia đưa ra cảnh báo trong quá tŕnh tập luyện thể thao cũng như hướng dẫn người tập tránh những chấn thương nguy hiểm.
Thời gian gần đây liên tiếp ghi nhận các trường hợp chấn thương, thậm chí tử vong do tập gym, yoga dù có kinh nghiệm lâu năm. Gần nhất là sự việc đau ḷng hôm 7/3, chị N.H. (27 tuổi, ngụ TP Đà Lạt, Lâm Đồng) tử vong tại pḥng tập yoga.
Chỉ sau đó một ngày, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) tiếp nhận thanh niên 18 tuổi trong t́nh trạng liệt vận động hai chân sau tập gym. Rất may người này được phẫu thuật kịp thời, nếu chậm tủy sống bị chèn ép, nguy cơ bị liệt hai chi dưới, phải ngồi xe lăn suốt đời.
Những năm trở lại đây Việt Nam ghi nhận nhiều trường hợp bị chấn thương, thậm chí đột quỵ khi đang tập gym, chơi thể thao. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tập luyện sai cách, không phù hợp với sức khỏe.
Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy, Trung tâm Y học thể thao Starsmec, ở pḥng tập gym có các dụng cụ tập chuyên biệt cho từng người theo từng mục đích tập luyện. Trong đó, tập tạ là một trong những dụng cụ dễ gây chấn thương nếu tập quá sức, không đúng kỹ thuật.
Các thiết bị khác cũng có thể gây chấn thương trong quá tŕnh tập luyện. Một số chấn thương thường gặp như chấn thương khớp cổ tay khi tập tạ; chấn thương lưng và đầu gối; chấn thương bắp tay trước; chấn thương khớp khuỷu tay; chấn thương khớp vai; rách cơ; đứt dây chằng.
BSCKII Nguyễn Thế Huy, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E cho hay, thể thao được chia làm 2 nhóm: Thể thao phong trào và thể thao chuyên nghiệp.
Đối với thể thao chuyên nghiệp, các vận động viên phải kiểm tra sức khoẻ, đảm bảo mới được chơi. Tuy nhiên, thi thoảng vẫn gặp trường hợp vận động viên đột tử trên đường chạy hay cầu thủ đá bóng bị ngừng tuần hoàn.
Với nhóm chơi thể thao không chuyên, nguy cơ đột tử cao hơn do không được tầm soát, kiểm tra sức khoẻ, nhất là với nhóm ít chơi thể thao nhưng cố sức để chơi.
Nhấn mạnh việc luyện tập thể thao rất tốt cho sức khoẻ, nhưng ông Huy cho hay, nếu không đảm bảo an toàn tập luyện, không kiểm tra, sàng lọc, điều trị triệt để những chấn thương, bệnh lư tiềm ẩn trước đó th́ có thể gây chấn thương, gây ra các bệnh lư cấp tính về tim mạch, hô hấp, thậm chí gây nhồi máu cơ tim, ngừng tim, tăng huyết áp, xuất huyết năo, đột tử.
Chuyên gia khuyến cáo, người b́nh thường trước khi tập bất kỳ môn thể thao nào đều cần phải kiểm tra thể lực, để chọn môn tập và chọn lượng vận động phù hợp, nếu không có thể xuất hiện các bệnh lư, tai biến.
Lưu ư khi tập luyện để không gặp chấn thương
Để đảm bảo an toàn trong pḥng tập, chuyên gia đưa ra một số lưu ư sau:
- Lựa chọn bộ môn thể thao phù hợp với t́nh trạng sức khỏe, thể lực của bản thân.
- Cơ thể mệt mỏi, mới ốm dậy hay đang có tiền sử bệnh th́ cần lựa chọn những bộ môn thể thao vừa sức. Thậm chí cơ thể chưa hồi phục không nên tập luyện để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Đang có chấn thương th́ nên dừng tập luyện.
- Cần bổ sung nước, điện giải trong quá tŕnh tập luyện thể thao.
- Khi chơi thể thao, tùy thuộc vào mỗi bộ môn cần lựa chọn trang phục phù hợp để tránh gây chấn thương.
- Cần khởi động kỹ khi chơi thể thao và tập luyện, tập đúng bài, đúng động tác để tránh chấn thương và khởi động cho tim phổi thích nghi.
- Ngoài ra, khi tập luyện thể thao cần phải ăn uống phù hợp. Nếu không tuân thủ an toàn khi tập luyện sẽ nguy hiểm cho sức khỏe.
VietBF @ Sưu tầm