Nghiên cứu cho thấy tinh bột kháng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, hỗ trợ giảm cân và ổn định đường trong máu. Do đó, người bệnh đái tháo đường nếu biết sử dụng tinh bột kháng đúng cách sẽ rất có lợi. Vậy những loại thực phẩm nào chứa tinh bột kháng tốt cho người bệnh đái tháo đường?
Nội dung
1. Lợi ích của tinh bột kháng đối với bệnh đái tháo đường
2. Nguồn thực phẩm giàu tinh bột kháng có lợi cho người bệnh đái tháo đường
1. Lợi ích của tinh bột kháng đối với bệnh đái tháo đường
Tinh bột kháng là một loại carbohydrate không được tiêu hóa trong ruột non mà nó lên men trong ruột già và nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi. Các nghiên cứu cho thấy, tinh bột kháng mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp thúc đẩy hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện độ nhạy insulin và tăng cảm giác no. Do đó nó tốt cho sức khỏe tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân và kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Đối với người bệnh đái tháo đường, ăn các thực phẩm giàu tinh bột như gạo trắng, bánh ḿ, bánh ngọt… không phải là lựa chọn phù hợp. Đó là bởi v́ tinh bột là một loại carbohydrate bao gồm nhiều đơn vị glucose được nối với nhau bằng các liên kết. Khi chúng ta ăn tinh bột, các enzym sẽ phá vỡ các liên kết đó thành glucose để cung cấp năng lượng cho cơ thể, ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Tinh bột kháng là một loại carbohydrate phức tạp. Carbohydrate phức tạp có cấu trúc hóa học phức tạp mà cơ thể bạn cần nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa. Tinh bột kháng không tiêu hóa trong ruột non nên glucose của thực phẩm không được giải phóng nhanh chóng vào máu dẫn đến lượng đường trong máu không tăng đột biến.
Bằng cách ăn tinh bột kháng, chúng ta có thể hạn chế lượng đường trong máu tăng vọt sau bữa ăn và về lâu dài sẽ cải thiện cách cơ thể xử lư cả carbs và chất béo.
Các loại thực phẩm giàu tinh bột đều chứa tinh bột kháng.
Theo TS. Phạm Hoàng Nam, Giảng viên ngành Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, sự lên men các tinh bột kháng ở ruột già sẽ tạo ra các axit béo chuỗi ngắn và làm gia tăng khối lượng vi khuẩn.
Các chuỗi ngắn axit béo này sau đó được hấp thu nhanh chóng và chuyển hóa ở các tế bào biểu mô ruột, gan hoặc các mô khác nên thức ăn chứa tinh bột kháng có chỉ số đường huyết thấp không có khả năng tăng glucose máu đột ngột. Do đó, năm 2016, FDA đă chấp thuận tinh bột kháng có thể làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường type 2.
2. Nguồn thực phẩm giàu tinh bột kháng có lợi cho người bệnh đái tháo đường
Tất cả các loại thực phẩm giàu tinh bột đều chứa tinh bột kháng như: ngũ cốc, các loại đậu, quả hạch và một số loại hạt, rau có tinh bột… Lượng tinh bột kháng cũng thay đổi tùy thuộc vào cách thực phẩm được sản xuất và chế biến như làm nguội, hâm nóng…
Có hai nguồn thực phẩm giàu tinh bột kháng được chứng minh có lợi cho người bệnh đái tháo đường, đó là:
2.1. Chuối xanh
Theo nghiên cứu, thành phần chính của chuối xanh là tinh bột, trong quá tŕnh chín, tinh bột được chuyển đổi thành các loại đường sucrose, fructose và glucose. Chuối xanh có chỉ số đường huyết (GI) thấp so với chuối chín. Ngoài ra, chuối xanh cũng giàu kali và nhiều loại vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin C và vitamin B6. Vitamin B6 giúp sản xuất hemoglobin và điều chỉnh hàm lượng đường trong máu hiệu quả.
Chuối xanh tốt cho người bệnh đái tháo đường v́ nó không làm tăng đường huyết và có thể cải thiện được khả năng điều ḥa lượng đường trong máu. Một lợi ích tuyệt vời nữa của chuối xanh là hàm lượng chất xơ cao vừa giúp cho đường ruột khỏe mạnh vừa tốt cho người bị bệnh đái tháo đường. V́ khi ăn chất xơ, cơ thể chúng ta mất nhiều thời gian hơn để phân hủy thức ăn. Điều này giúp bạn duy tŕ lượng đường trong máu ổn định hơn.
Đặc biệt, chuối xanh có tỷ lệ tinh bột kháng cao nhất trong các loại trái cây (48,99g/100g). Nghiên cứu cho thấy, nguồn tinh bột kháng trong chuối xanh có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Kháng insulin là một yếu tố nguy cơ chính đối với nhiều loại bệnh, trong đó có đái tháo đường type 2.
2.2. Cơm nấu chín để nguội
Một loại thức ăn phổ biến cũng được chứng minh là tốt cho người bệnh đái tháo đường là cơm nấu chín để nguội. Theo TS. Phạm Hoàng Nam, việc làm lạnh các sản phẩm tinh bột đă nấu chín làm giảm hàm lượng carbohydrate có sẵn bằng cách tạo ra tinh bột kháng.
Dạng tinh bột kết tinh có thể chống lại sự phân hủy của enzym trong ruột non, do đó làm giảm nồng độ tinh bột tiêu hóa trong các sản phẩm tinh bột nấu chín. Hiện tượng trên có thể có lợi cho người bệnh đái tháo đường v́ việc chuyển hóa tinh bột thành dạng không có sẵn góp phần làm giảm giá trị đường huyết sau ăn và giảm biến đổi đường huyết.