Cảm giác nhàm chán xuất hiện trong hầu hết các cuộc hôn nhân nhưng thực tế là các cặp vợ chồng càng gần gũi nhau càng dễ dẫn tới nhàm chán và thiếu thân mật.
Một nghiên cứu năm 2023 được đăng trên Tạp chí Tâm lư học quốc tế cho thấy, sự nhàm chán trong hôn nhân dẫn đến mức độ hài ḷng thấp hơn, gây ra thất vọng, những trao đổi tiêu cực và tâm trạng sa sút. Điều này làm xói ṃn sự thân mật và cam kết, đồng thời làm tăng khả năng ngoại t́nh và ly hôn.
Để giải quyết "nghịch lư thân mật", bạn cần xem xét ba câu hỏi sau.
Bạn có đang giữ hôn nhân trong trạng thái quá an toàn hay không?
Nghiên cứu cho thấy sự nhàm chán trong mối quan hệ thường do một người cảm thấy không đáp ứng được nhu cầu tâm lư về sự mới lạ và đa dạng.
Các nhà tâm lư học nhấn mạnh, các mối quan hệ lăng mạn cho phép một người mở rộng bản thân v́ họ có thể học hỏi, thích nghi và chịu ảnh hưởng từ đối tác của ḿnh.
Tuy nhiên, nếu một người bị mắc kẹt trong một thói quen đơn điệu với bạn đời, họ có thể sẽ không phát triển cũng như không giúp bạn đời của ḿnh phát triển. Trong các mối quan hệ mới, các đối tác có nhiều cơ hội học hỏi lẫn nhau hơn, nhưng trong các mối quan hệ lâu dài, khi các quan niệm về bản thân ngày càng đan xen, việc t́m kiếm sự phát triển cá nhân là rất quan trọng.
Tham gia vào các hoạt động mới, cả riêng biệt và cùng nhau, có thể giúp khơi dậy ngọn lửa bằng cách tạo cơ hội để phát triển, từ đó, hai phía nh́n nhau dưới một góc nh́n mới, chia sẻ những trải nghiệm và quan điểm mới giúp vượt qua sự nhàm chán.
Bạn có đang né tránh vấn đề chung hay không?
Nghịch lư về sự thân mật tồn tại khi các đối tác né tránh vấn đề chung thay v́ chủ động giải quyết những ǵ có thể gây ra sự căng thẳng thông qua giao tiếp.
Nghiên cứu cho thấy, việc cố gắng duy tŕ không khí yên b́nh trong gia đ́nh bằng cách tránh né hoàn toàn các xung đột chỉ tạo ra nhiều vấn đề hơn trong mối quan hệ và dẫn đến việc vợ chồng khó đối phó với căng thẳng. Điều này ảnh hưởng đến sự hạnh phúc của cá nhân lẫn mối quan hệ và thường là kết quả của việc sợ bị đối tác từ chối hoặc bỏ rơi.
Bạn có coi đối tác là "sự tồn tại hiển nhiên" không?
Giá trị của một mối quan hệ đôi khi bị lu mờ bởi sự đơn điệu của nó. Đưa ra lựa chọn có ư thức để ưu tiên đối tác và chuyển suy nghĩ từ "Tôi phải nỗ lực cải thiện mối quan hệ" sang "Tôi phải ở bên đối tác" là một bước cơ bản trong việc khơi dậy cảm giác phấn khích và đánh giá cao đặc quyền được ở bên nhau.
Việc đáp ứng nhu cầu, cảm xúc và mong muốn của đối tác sẽ thúc đẩy một kết nối cảm xúc bền bỉ, nơi cả hai đều cảm thấy được lắng nghe và trân trọng, chống lại cảm giác buồn chán và mất kết nối. Cùng nhau ăn mừng thành công của một trong hai phía, lên kế hoạch cho những sự kiện tích cực như kỳ nghỉ, buổi tối hẹn ḥ... giúp tạo ra một môi trường thuận lợi để hai phía khám phá, tận hưởng và gần gũi.
VietBF©sưu tập