Sau 10 năm cải thiện về môi trường, t́nh trạng ô nhiễm không khí của Trung Quốc tệ đi trong năm 2023 với mức bụi mịn PM2.5 tăng ở nhiều nơi.
Máy ủi đẩy than lên băng chuyền ở nhà máy điện Giang Du, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 28/1/2022. Ảnh: Liu Zhongjun/China News Service
2023 là năm đầu tiên mức PM2.5 trung b́nh của Trung Quốc tăng so với cùng kỳ năm trước kể từ khi nước này bắt đầu "cuộc chiến chống ô nhiễm" vào năm 2013, theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), tổ chức nghiên cứu độc lập tại Phần Lan. Sự gia tăng tổng thể về lượng phát thải của con người đă đẩy mức ô nhiễm lên cao hơn, cộng thêm điều kiện thời tiết không thuận lợi, theo CREA.
Các hạt bụi mịn PM2.5 có thể gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe nếu hít phải. Chúng liên quan đến những trường hợp tử vong sớm ở người mắc bệnh tim hoặc phổi, cũng như hàng loạt vấn đề về hô hấp và sức khỏe khác, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ.
CREA hôm 22/12 cho biết, 80% thủ phủ của các tỉnh, bao gồm cả Bắc Kinh, ghi nhận mức PM2.5 năm 2023 tăng so với một năm trước. Sản xuất than và nhiệt điện ở những nơi không đạt tiêu chuẩn PM2.5 đă tăng lần lượt 4,4% và 4,3% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy mức tiêu thụ năng lượng hóa thạch tăng. Các phát hiện của CREA dựa trên dữ liệu của chính phủ Trung Quốc và thuật toán học máy giúp phân biệt tác động của thời tiết với sự phát thải của con người.
Các thành phố Trung Quốc, bao gồm Bắc Kinh, từng nổi tiếng với sương mù và khói dày đặc bao trùm, nhất là vào mùa đông. Tuy nhiên, năm 2015, nước này đă đẩy mạnh chiến dịch chống ô nhiễm sau khi giành quyền đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022, đóng cửa hàng chục nhà máy than và di dời các cơ sở công nghiệp nặng. Điều này mang đến những cải thiện đáng kể, nhưng chất lượng không khí thường vẫn ở dưới mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Một làn sóng ô nhiễm nghiêm trọng diễn ra ở miền bắc Trung Quốc cuối tháng 10 và tháng 11, khiến các nhà chức trách phải cảnh báo người dân tránh những hoạt động ngoài trời. Nồng độ hạt PM2.5 ở Bắc Kinh gấp hơn 20 lần so với mức chỉ dẫn của WHO, theo công ty giám sát chất lượng không khí IQAir.
Trong một nghiên cứu khác công bố vào đầu tháng 12, một nhóm nhà khoa học quốc tế dự đoán Trung Quốc sẽ tăng 4% lượng khí thải CO2 từ nhiên liệu hóa thạch trong năm nay. Mức khí thải từ than và dầu khí tăng trong bối cảnh nước này tiếp tục phục hồi sau những đợt phong tỏa do Covid-19.
Trung Quốc đang là quốc gia phát thải nhiều khí nhà kính nhất thế giới. Các khí nhà kính, ví dụ CO2, dẫn đến biến đổi khí hậu. Số lượng nhà máy điện than được phê duyệt tăng lên trong thời gian gần đây dẫn đến những lo ngại rằng Trung Quốc sẽ đi lùi trong hành tŕnh hướng tới mục tiêu đạt đỉnh phát thải vào giai đoạn 2026 - 2030 và đạt mức trung ḥa carbon vào năm 2060.
vietBF @ sưu tập