Nằm trên giường bệnh với đôi chân băng bó vết thương, Shaimaa Nabahin phải đối mặt với một sự lựa chọn đầy đau đớn: cưa bỏ chân trái hoặc không th́ có nguy cơ mất mạng.Cô gái 22 tuổi này được đưa vào bệnh viện ở Gaza một tuần trước, sau khi bị thương trong một vụ không kích của Israel. Các bác sĩ chẩn đoán cô bị nhiễm trùng máu. Để tăng cơ hội sống sót, Nabahin lựa chọn cắt bỏ chân trái của ḿnh, dưới gối 15 cm.
Quyết định này đă đảo lộn cuộc đời của cô sinh viên đại học đang có dự định tới Đức du học sau khi lấy được tấm bằng quan hệ quốc tế ở Gaza, cũng như những lựa chọn đau đớn tương tự đă từng xảy ra với rất nhiều trong số hơn 54.500 người bị thương do giao tranh khốc liệt diễn ra tại Gaza.
“Toàn bộ cuộc sống của tôi đă thay đổi. Nếu tôi muốn đi bất cứ đâu, tôi cần có người giúp đỡ”, Nabahin nói khi đang được chăm sóc tại bệnh viện Al-Aqsa ở thị trấn miền Trung Deir al-Balah.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Y tế ở Gaza do Hamas điều hành cho biết việc cắt bỏ tay chân đă trở nên phổ biến trong cuộc chiến Israel-Hamas hiện bước sang tuần thứ 12. Tuy nhiên, các tổ chức không thể đưa ra con số chính xác bệnh nhân phải làm thủ thuật này. Tại bệnh viện ở Deir al-Balah, hàng chục người bị cắt cụt chân đang trong các giai đoạn điều trị và hồi phục khác nhau.
Các chuyên gia cho biết trong một số trường hợp, chân tay có thể được giữ lại nếu có phương pháp điều trị thích hợp. Nhưng sau nhiều tuần hứng chịu các cuộc tấn công dữ dội trên không và trên bộ của Israel, chỉ có 9 trong số 36 bệnh viện ở Gaza vẫn c̣n hoạt động. Bệnh viện quá tải dẫn đến việc điều trị bị hạn chế và thiếu trang thiết bị cơ bản để thực hiện phẫu thuật. Nhiều người bị thương không thể đưa đến được các bệnh viện khác do bắn phá và giao tranh.
Sean Casey, một quan chức của WHO gần đây đă đến thăm một số bệnh viện ở Gaza, cho biết t́nh trạng thiếu bác sĩ phẫu thuật mạch máu trầm trọng - những người can thiệp đầu tiên khi gặp bệnh nhân bị chấn thương ở tay, chân - làm gia tăng nguy cơ bệnh nhân bị cắt bỏ các chi. Trong một cuộc họp báo vào tuần trước, ông Casey phát biểu: “Mọi người có thể chết v́ các bệnh nhiễm trùng từ vết thương ở chân tay”.Jourdel Francois, bác sĩ phẫu thuật chỉnh h́nh của Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới, cho biết nguy cơ nhiễm trùng sau phẫu thuật ở Gaza là rất cao. Làm việc tại bệnh viện Nasser ở thị trấn Khan Younis phía Nam từ tháng 11, bác sĩ Francois cho biết điều kiện vệ sinh không được đảm bảo và khan hiếm nước là nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng này.Ông nhớ lại một cô gái trẻ bị dập nát hai chân và cần phải cắt cụt chân khẩn cấp, nhưng cô ấy không thể đăng kư phẫu thuật vào ngày hôm đó v́ có quá nhiều vết thương nghiêm trọng khác. Cô gái đă chết vào đêm hôm đó do máu nhiễm khuẩn. “Có 50 người bị thương được đưa đến bệnh viện này mỗi ngày, bạn phải đưa ra lựa chọn”, bác sĩ nói với hăng tin AP qua điện thoại.
Theo giới chức y tế tại Gaza, kể từ khi bùng phát cuộc xung đột mới nhất giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel ngày 7/10 tới nay, ít nhất 8.525 người đă thiệt mạng, trong đó có ít nhất 3.542 trẻ em và 2.187 phụ nữ. Phía Israel không công bố số liệu thương vong mới trong nhiều ngày qua. Trước đó, giới chức Israel cho biết khoảng 1.400 người ở Israel thiệt mạng và 240 người bị bắt cóc.
Trước khi ṿng xoáy bạo lực mới nhất xảy ra, hệ thống y tế của Gaza đă bị quá tải sau nhiều năm xung đột và lệnh phong tỏa biên giới do Israel và Ai Cập thực thi nhằm đáp trả việc Hamas tiếp quản lănh thổ năm 2007. Trong năm 2018 và 2019, hàng ngh́n người bị thương do các cuộc tấn công từ quân đội Israel. Hơn 120 người bị thương phải buộc cắt cụt chân tay. Kể từ khi đó, những người bị cụt chân ở Gaza vẫn gặp khó khăn trong việc có được chân giả để giúp họ trở lại cuộc sống b́nh thường.
Hiện tại, ngay cả khi đă cắt bỏ bộ phận nhiễm trùng, những người như Nabahin cũng phải đối diện với một thực tế tàn khốc khi điều kiện sinh sống vẫn trong t́nh trạng thiếu thốn. Khoảng 85% trong số 2,3 triệu dân số Gaza đă phải di dời, chen chúc trong các lều trại, trường học hoặc nhà của người thân. Nước, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cơ bản khác đều đang trong t́nh trạng khan hiếm.
|