Trong hai năm qua, các ngân hàng châu Âu nhận được khoản thu nhập đột biến hơn 100 tỉ đô la nhờ các mức lăi suất cao hơn. Tuy nhiên, mức định giá của họ vẫn thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách và kém xa các ngân hàng ở Mỹ.Theo dữ liệu của ngân hàng UBS (Thụy Sĩ), thu nhập lăi thuần (NII – chênh lệch giữa lăi suất cho vay và lăi suất tiền gửi) của các ngân hàng ở châu Âu tăng từ mức 270 tỉ euro vào năm 2021 lên mức ước tính 378 tỉ euro trong năm nay sau khi các ngân hàng trung ương trong khu vực tăng lăi suất nhanh chóng. Tăng trưởng cho vay của họ chỉ tăng 2% trong cùng giai đoạn, có nghĩa là phần lớn lợi nhuận của họ đến từ biên lăi ṛng cao hơn.
Với thu nhập tăng mạnh, các ngân hàng châu Âu đă tăng cổ tức và mua lại cổ phiếu quỹ với tổng chi phí 121 tỉ euro trong năm 2023, so với 90 tỉ euro vào năm 2021. Tỷ suất sinh lời trên vốn sở hữu cao, giúp giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng trong khu vực tăng ở mức hai con số. Dù vậy, hầu hết cổ phiếu của họ vẫn giao dịch ở mức thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách và kém xa mức định giá của các ngân hàng ở Mỹ.
Theo Jason Napier, nhà phân tích của UBS, kể từ cuối năm 2020, cổ phiếu của các ngân hàng châu Âu hoạt động tốt hơn thị trường chung 50%, nhưng vẫn giao dịch ở mức định giá thấp hơn kỳ vọng.
Mối lo ngại lớn nhất đối với các ngân hàng châu Âu là giữa lúc họ đang cạnh tranh để thu hút ḍng tiền mới, các ngân hàng trung ương có thể bắt đầu giảm lăi suất ngay sau tháng 3-2024, gây áp lực biên lăi ṛng (NIM) của họ, chỉ mới bắt đầu hồi phục sau một thập niên lăi suất âm hoặc ở mức cực thấp.
Theo đa số các nhà kinh tế được Financial Times thăm ḍ, lạm phát giảm có thể khiến ECB bắt đầu giảm lăi suất vào quí 2- 2024.
Kỳ vọng cắt giảm lăi suất tăng lên kể từ khi lạm phát ở khu vực đồng euro giảm xuống c̣n 2,4% trong tháng 11, giảm so với mức đỉnh trên 10% một năm trước đó, và chỉ c̣n cao hơn một chút so với mục tiêu 2% của ECB. ECB đă tăng lăi suất tiền gửi từ âm 0,5% vào năm ngoái lên mức cao kỷ lục 4%, nhằm kiểm soát đợt tăng giá tiêu dùng lớn nhất trong nhiều thập niên.
Những lo ngại về suy thoái kinh tế, nhu cầu vay yếu, các yêu cầu vốn cao hơn, và t́nh trạng doanh nghiệp vỡ nợ gia tăng cũng đang đè nặng lên cổ phiếu ngành ngân hàng ở châu Âu.
“Với lăi suất chính sách sắp giảm, tăng trưởng kinh tế vĩ mô chậm lại cũng như những thay đổi về thuế và quy định quản lư, môi trường kinh doanh trở nên khó khăn hơn đối với các ngân hàng trong khu vực”, Napier nói.
UBS dự báo, trích lập dự pḥng rủi ro cho vay của các ngân hàng châu Âu sẽ đạt 63 tỉ euro vào năm tới, tăng từ 31 tỉ euro vào năm 2021. Đó vẫn là mức có thể quản lư nhờ bộ đệm vốn lành mạnh của các ngân hàng, nhưng sẽ tiêu tốn lượng tiền mặt lớn lẽ ra có thể được sử dụng để mua cổ phiếu quỹ hoặc chia cổ tức.
Lĩnh vực này cũng đang hứng chịu dư chấn từ cuộc khủng hoảng ngân hàng ngắn hạn hồi đầu năm nay, khi ba tổ chức cho vay khu vực của Mỹ và sau đó là Credit Suisse của Thụy Sĩ phá sản, buộc giới chức trách can thiệp hỗ trợ và môi giới các thỏa thuận giải cứu.
Giles Edwards, nhà phân tích của S&P Global, cho biết, biên lăi ṛng tăng, đánh dấu sự b́nh thường hóa đáng hoan nghênh sau nhiều năm tỷ suất lợi nhuận của ngành ngân hàng châu Âu bị ḱm nén. Tuy nhiên, ông cho rằng, điều này không làm giảm bớt tất cả các thách thức mang tính cấu trúc đối với khả năng kiếm lợi nhuận của các ngân hàng châu Âu.
Một số nhà đầu tư và lănh đạo ngành ngân hàng lạc quan hơn. Công ty đầu tư Cevian Capital đă chi 1,2 tỉ euro để mua cổ phiếu của UBS trong tháng này, đặt cược rằng giá cổ phiếu của ngân hàng Thụy Sĩ có thể tăng gấp đôi, để loại bỏ mức chênh lệch định giá rơ rệt với đối thủ ngang hàng gần nhất, Morgan Stanley.
Tuần trước, CEO sắp măn nhiệm của Morgan Stanley, James Gorman cũng nói với Financial Times rằng, ông kỳ vọng mức chênh lệch định giá của các ngân hàng châu Âu so với các đối thủ ở Mỹ sẽ bắt đầu thu hẹp. “Tôi không nghĩ trong thập niên tới, khoảng cách về mức định giá giữa các ngân hàng ở châu Âu và Mỹ lại lớn như vậy. Tôi nghĩ có nhiều cơ hội để cổ phiếu của các ngân hàng châu Âu tăng giá”, ông nói.
|