Ấn Độ ngày hôm nay (1/1) đă phóng thành công vệ tinh phân cực tia X (XPoSat) lên quỹ đạo quanh trái đất để nghiên cứu các hố đen vũ trụ và Sao Neutron.Trong sứ mệnh không gian đầu tiên của năm 2024, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đă phóng thành công vệ tinh phân cực tia X (XPoSat) từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở đảo Sriharikota, bang miền Nam Andhra Pradesh lúc 9h10' sáng (theo giờ địa phương).Đây là vệ tinh khoa học chuyên dụng đầu tiên của ISRO, thực hiện nghiên cứu về các phép đo phân cực bức xạ tia X từ các nguồn thiên thể trong không gian. Phân cực tia X đóng vai tṛ là công cụ chẩn đoán quan trọng, để kiểm tra cơ chế bức xạ và h́nh học của các nguồn thiên thể.
Vệ tinh này mang theo 2 thiết bị, đó là POLIX, dụng cụ đo phân cực trong tia X và XSPECT, dụng cụ đo thời gian và độ phân giải quang phổ tia X.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă ca ngợi việc phóng thành công vệ tinh phân cực tia X của nước này; đồng thời cho rằng đây là một khởi đầu tuyệt vời cho năm 2024 của các nhà khoa học Ấn Độ. Vụ phóng là một tín hiệu tốt đối với lĩnh vực không gian và sẽ góp phần nâng cao năng lực của Ấn Độ trong lĩnh vực này.
Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Ấn Độ đă vươn lên tầm cao mới trong năm 2023, với việc tàu du hành Chandrayaan-3 hạ cánh thành công lên bề mặt cực Nam của mặt trăng. Nước này cũng đưa được tàu Aditya-L1 với sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời. Những cột mốc quan trọng này không chỉ đảm bảo vị thế của Ấn Độ trong ngành công nghiệp không gian toàn cầu, mà c̣n tiếp thêm động lực cho các công ty vũ trụ tư nhân ở Ấn Độ.
|