Iran tập kích loạt mục tiêu ở Trung Đông nhằm phô diễn sức mạnh và phát thông điệp răn đe Israel, Mỹ, nhưng nguy cơ chọc giận các láng giềng.
Quân đội Iran đă thử nghiệm và nhận ra giới hạn về khả năng phô trương sức mạnh trong tuần qua, khi Pakistan đáp trả một cuộc tấn công tên lửa của họ bằng đ̣n tập kích công khai đầu tiên vào lănh thổ Iran sau nhiều thập kỷ.
Động thái trả đũa của Pakistan diễn ra trong bối cảnh các lực lượng do Iran hậu thuẫn liên tục tấn công những quốc gia đối địch với nước này ở Trung Đông kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra hồi đầu tháng 10 năm ngoái.
Các nhóm như Hezbollah tại Lebanon hay Houthi ở Yemen nhiều tháng qua phát động hàng loạt cuộc tấn công nhằm vào lợi ích của Israel và Mỹ trong khu vực. Nhưng những ngày gần đây, sau khi lực lượng do Mỹ dẫn đầu liên tiếp tập kích Houthi, Iran đă tấn công những mục tiêu mà họ cho là "ổ gián điệp Mossad" của Israel ở Iraq hay "những kẻ khủng bố" ở Pakistan và Syria.
Lực lượng t́m kiếm và cứu hộ tại hiện trường một vụ tập kích UAV ở Erbil, Iraq, ngày 17/1. Ảnh: AFP
Những cuộc tấn công như vậy được cho là nhằm phô trương sức mạnh quân sự của Iran trước các đối thủ, đồng thời đáp lại lời kêu gọi từ công chúng nước này, yêu cầu chính phủ phản ứng với vụ đánh bom tự sát do phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện gần mộ tướng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Qassem Soleimani hôm 3/1 tại thành phố Kerman, khiến ít nhất 94 người thiệt mạng.
Đối với Iran, các cuộc tấn công c̣n nhằm mục đích phát đi thông điệp rằng họ có thể nhắm vào bất kỳ ai nếu muốn. "Chúng thể hiện Iran sẵn sàng tung đ̣n đáp trả trực tiếp, thay v́ ủy nhiệm cho bất kỳ lực lượng nào", Joel Rayburn, cựu đặc phái viên của Mỹ tại Syria, cho biết.
Pakistan, nước láng giềng của Iran, đă bị cuốn vào làn sóng phô trương sức mạnh đó hôm 16/1. Tehran tuyên bố đă sử dụng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) nhắm mục tiêu vào nhóm nổi dậy Jaish al-Adl ở Pakistan. Nhóm này trước đó nhận trách nhiệm sát hại 11 cảnh sát trong một vụ tấn công vào tháng 12 năm ngoái ở miền đông Iran.
Islamabad ngày 18/1 trả đũa bằng các cuộc không kích nhằm vào nhóm vũ trang mà họ cáo buộc là lực lượng ly khai Pakistan tại một ngôi làng biên giới của Iran. Phó thống đốc địa phương Alireza Marhamati nói với truyền thông nhà nước rằng 10 người Pakistan đă thiệt mạng.
"Iran có lẽ đang gửi thông điệp tới Mỹ và các đồng minh rằng nếu bạn nhắm vào chúng tôi, chúng tôi có thể tạo ra hỗn loạn", Kamran Bokhari, giám đốc cấp cao thuộc Viện New Lines, tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington, Mỹ, nhận xét.
Những cuộc tấn công của Iran trong tuần qua đă được đưa tin rộng răi trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Truyền thông cũng mô tả chi tiết những loại vũ khí, đạn dược được Tehran sử dụng trong các đ̣n tập kích.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cho hay họ đă tấn công các mục tiêu IS ở miền bắc Syria bằng cách sử dụng tên lửa dẫn đường chính xác có tầm bắn hơn 1.400 km, đồng nghĩa nó cũng có thể vươn tới Israel.
Cùng ngày, Iran phóng tên lửa đạn đạo vào nơi mà họ cho là căn cứ gián điệp của Israel ở Erbil, thuộc khu tự trị của người Kurd tại Iraq, nhằm trả đũa vụ sát hại các sĩ quan Iran. Israel chưa b́nh luận sự việc trên.
"Iran đang đáp lại lời kêu gọi trả đũa trong công chúng bằng cách nhắm vào các chủ thể phi nhà nước", Sanam Vakil, giám đốc khu vực Trung Đông và Bắc Phi tại Viện Quan hệ Quốc tế Hoàng gia London, b́nh luận. "Nhưng họ cũng đang xác định lằn ranh đỏ trong cách phản ứng với các xung đột trong khu vực".
Các quan chức Iran từ lâu khẳng định họ luôn phản ứng tương xứng và phần lớn mang tính biểu tượng khi bị tấn công, thay v́ leo thang xung đột. Nhưng một số chuyên gia cho rằng Tehran dường như đă tính toán sai lầm.
"Đó là một chiêu quảng bá sức mạnh, nhưng họ đă chơi quá tay", một cố vấn an ninh của Mỹ ở Trung Đông cho biết. "Họ bị áp lực phải thể hiện quyền tự quyết. Nhưng họ không đạt được ǵ nhiều ngoài việc khiến Pakistan tức giận".
Ejaz Haider, nhà phân tích quốc pḥng tại thành phố Lahore, đánh giá Pakistan, quốc gia có vũ khí hạt nhân với lực lượng quân đội hùng mạnh, không thể cho qua cuộc tấn công vào biên giới phía tây nước này, khi họ đang phải đối mặt với đối thủ khổng lồ Ấn Độ tại biên giới phía đông.
"Cuộc tập kích đó là thông điệp yêu cầu Iran lùi lại, nhưng cũng là tín hiệu gửi tới Ấn Độ", Haider nói.
Washington đă lên án các cuộc tấn công gần đây của Tehran. "Chúng tôi đă chứng kiến Iran vi phạm biên giới chủ quyền ba nước láng giềng chỉ trong vài ngày qua", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller cho biết. "Chúng tôi không thấy bên nào được lợi, kể cả Iran, khi cuộc xung đột này leo thang".
Mỹ đă liệt một số nhóm vũ trang trong các cuộc xung đột tại khu vực vào danh sách khủng bố, trong đó có các lực lượng được Iran hậu thuẫn là Houthi, Hezbollah, cũng như kẻ thù của họ là IS và Jaish al-Adl. Washington cũng t́m cách vạch ranh giới giữa các cuộc tấn công của họ và những hành động gần đây mà Iran thực hiện.
Sau cuộc tấn công đầu tiên do Mỹ dẫn đầu nhằm vào nhóm Houthi ở Yemen vào tuần trước, Tổng thống Joe Biden cho biết Washington đă gửi một thông điệp riêng tới Iran cảnh báo về hành động của Houthi trên Biển Đỏ.
"Chúng tôi tự tin rằng ḿnh đă chuẩn bị tốt", ông nói trước các phóng viên hôm 13/1.
Tổng thống Mỹ đă điều chỉnh lại thông điệp sau các cuộc tập kích của Pakistan. "Iran không được yêu thích đặc biệt trong khu vực", ông cho hay.
"Đây là hai quốc gia được trang bị tốt và chúng tôi không muốn chứng kiến bất kỳ cuộc leo thang xung đột vũ trang nào", người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói.
Song Kirby cũng lưu ư rằng Iran tấn công Pakistan trước, gọi đó là "một cuộc tấn công liều lĩnh, một ví dụ nữa về hành vi gây bất ổn của Iran".
Một số quan chức Mỹ nhận định các cuộc tập kích của Iran không có tác dụng răn đe đáng kể. Theo Andrew Tabler, cựu giám đốc chương tŕnh Trung Đông tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, khi tấn công loạt mục tiêu trong tuần qua, Iran không phải đối mặt với bất kỳ hệ thống pḥng không nào tương tự thứ họ sẽ phải vượt qua nếu muốn tấn công trực tiếp Israel.
Islamabad và Tehran từ lâu đă cáo buộc nhau chứa chấp phiến quân, nhưng vẫn duy tŕ mối quan hệ và không công khai thể hiện sự thù địch. Việc hai bên dùng những ngôn từ kiềm chế sau sự việc cũng cho thấy họ không mong muốn đẩy căng thẳng leo thang quá xa.
Pakistan cho biết họ đă sử dụng UAV, tên lửa phóng từ mặt đất và phóng từ máy bay trong cuộc tập kích ngày 18/1.
"Chúng tôi đă cố gắng thận trọng tối đa để tránh gây thiệt hại ngoài dự kiến", quân đội Pakistan cho hay. "Trong tương lai, đối thoại và hợp tác được coi là lựa chọn khôn ngoan trong việc giải quyết các vấn đề song phương giữa hai nước anh em láng giềng".
Tehran mô tả các cuộc tấn công của Pakistan là "không cân bằng và không thể chấp nhận được", song vẫn gọi Pakistan là "một người bạn" và coi Israel là kẻ thù hàng đầu của ḿnh.
"Cộng ḥa Hồi giáo Iran luôn tuân thủ chính sách láng giềng tốt đẹp và không cho phép kẻ thù cũng như những đồng minh khủng bố của họ làm căng thẳng mối quan hệ này", Bộ Ngoại giao Iran nhấn mạnh.
VietBF@sưu tập