Liên minh châu Âu (EU) cân nhắc viện trợ quân sự thêm 21 tỷ USD cho Ukraine dù Hungary nhiều lần phủ quyết.
Theo tờ Wall Street Journal, Cơ quan Hành động Đối ngoại châu Âu (EEAS) đang dự thảo kế hoạch mới nhằm cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine, cho phép các thành viên EU hủy quyền phủ quyết của Hungary đối với viện trợ của khối cho Kiev.
Theo kế hoạch, các thành viên EU sẽ cung cấp cho Ukraine hơn 20 tỷ euro (21,8 tỷ USD) viện trợ quân sự cho Ukraine trong 4 năm tới. Bên cạnh đó, EEAS đang đề xuất lập quỹ quân sự đặc biệt cho Ukraine, bao gồm khoảng 6,5 tỷ euro (7 tỷ USD) từ tài sản của Quỹ Ḥa b́nh châu Âu (EPF) ngoài ngân sách và cung cấp tới 5 tỷ euro (5,4 tỷ USD) mỗi năm từ 2024 đến 2027.
Vào giữa tháng 12, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố nước này phủ quyết việc mở rộng ngân sách 2024-2027 của EU, trong đó dành 50 tỷ euro (54,5 tỷ USD) hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Ông Viktor Orban nói thêm EU hiện vẫn chưa biết lấy tiền từ đâu để hỗ trợ Ukraine. Theo Thủ tướng Viktor Orban, Chính phủ Hungary muốn t́m kiếm "giải pháp làm hài ḷng tất cả các bên" tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels sắp tới. Ông cũng cho biết Hungary đề nghị các đối tác châu Âu giải quyết các vấn đề hỗ trợ cho Ukraine ngoài ngân sách EU.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel sau đó cho biết ông hy vọng các nhà lănh đạo EU sẽ nhất trí thông qua viện trợ tài chính cho Ukraine vào đầu năm 2024. Hội nghị thượng đỉnh bất thường của EU sẽ diễn ra vào đầu tháng 2 năm sau, tại đó, EU sẽ thảo luận về viện trợ tài chính dài hạn cho Ukraine.
EU đang cố gắng đạt được thỏa thuận về khoản hỗ trợ quân sự 20 tỷ euro cho Ukraine và dự định bổ sung thêm 50 tỷ euro vào ngân sách EU để cung cấp hỗ trợ tài chính vĩ mô cho Kiev trong 4 năm tới. Tuy nhiên, kế hoạch này đă vấp phải sự phản đối của một số quốc gia thành viên, chủ yếu là từ Hungary.
Xung đột Nga - Ukraine kéo dài và trở thành một cuộc chiến tiêu hao. Đă xuất hiện tâm lư mệt mỏi ở Mỹ và các quốc gia phương Tây viện trợ cho Kiev. Slovakia thông báo ngừng viện trợ cho Ukraine.
Nhiều đề xuất hoà b́nh cho xung đột đă được đưa ra, song chưa mang lại kết quả do khác biệt về quan điểm giữa Nga và Ukraine.
Phương Tây liên tục bơm vũ khí cho Ukraine đối đầu Nga. Moskva cho rằng, quyết định của Mỹ và các nước NATO cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine khiến cho đàm phán giữa Nga và Ukraine trở nên “vô nghĩa”.
Nga nhiều lần cáo buộc Mỹ và đồng minh t́m cách cố t́nh kéo dài cuộc xung đột, cảnh báo phương Tây không cung cấp vũ khí cho Ukraine, đồng thời nhấn mạnh điều này sẽ chỉ làm leo thang xung đột và gây thương vong không đáng có mà không thay đổi được cục diện chiến sự.
|