Theo như cơn giận của giới nông dân Liên Hiệp Châu Âu, từ Rumani, Đức, Ba Lan, đến Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha … phong trào phản kháng của giới nông dân đang tăng mạnh tử châu Âu bùng nổ ở nhiều nước như trên.
Nông dân Đức biểu t́nh trước Cổng thành Brandenburg ở Berlin, Đức, ngày 08/01/2024. AFP - JOHN MACDOUGALL
Khắp nơi trong Liên Hiệp Châu Âu, từ Rumani, Đức, Ba Lan, đến Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha … phong trào phản kháng của giới nông dân đang tăng mạnh. Các hành động như biểu t́nh, tuần hành bằng xe kéo trong trung tâm thành phố, phong tỏa đường cao tốc, đổ phân bón ra trước trụ sở các cơ quan công quyền … diễn ra ở nhiều nơi.
Đâu là những lư do khiến nông dân châu Âu nổi giận ? Trả lời đài RFI Pháp ngữ, bà Christine Lambert, cựu chủ tịch nghiệp đoàn nông nghiệp Pháp FNSEA, hiện là chủ tịch COPA, tổ chức vận động hành lang bảo vệ nông dân châu Âu tại Bruxelles, giải thích :
« Có rất nhiều lư do dẫn đến phong trào ở các nước khác nhau. Tại Rumani, Ba Lan, Bulgari, chủ yếu việc này liên quan đến việc ngăn chặn ngũ cốc Ukraina và Nga, vốn đă làm rớt giá nông phẩm của các nước này. Tại Đức,đó là do những quyết định mà chính phủ đơn phương đưa ra để loại bỏ ưu đăi thuế về nhiên liệu. Ở những nước khác, lư do là việc áp dụng quy định về phân đạm nitrat.
Ngoài ra càng đến gần kỳ bầu cử Nghị Viện Liên Âu, Bruxelles càng ráo riết hoàn tất các văn bản Thỏa thuận Xanh của châu Âu. Bất chấp những vấn đề mà các nông dân đang gặp phải, họ vẫn muốn mọi thứ phải được giải quyết trước khi rời chức vụ. Về việc hướng tới một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường hơn, dĩ nhiên chúng tôi hiểu là cần phải làm, phải sản xuất nhiều hơn, tốt hơn, ít gây tác hại hơn. Chúng tôi sẽ biết cách thực hiện, nhưng không được ép buộc và phải có những phương tiện bổ sung.
Hơn nữa, c̣n có sự bùng nổ về giá năng lượng, không chỉ ảnh hưởng đến các hộ gia đ́nh, mà c̣n ảnh hưởng đến trang trại, doanh nghiệp, các ṭa nhà, trang thiết bị, các nhà kính của chúng tôi. Nói tóm lại là đang có quá nhiều điều nông dân không hiểu nổi và nhiều sự kiện khiến giới nông dân phải lên tiếng: : Thế là quá đủ rồi, hăy dừng lại và lắng nghe chúng tôi ».
Ngay tại Pháp, do áp lực từ giới nông dân, chính phủ của tân thủ tướng Gabriel Attal đă buộc phải hoăn lại vài tuần dự án cải cách nông nghiệp. Theo dự kiến, hôm nay 22/01 thủ tướng Gabriel Attal tiếp đại diện của nghiệp đoàn nông nghiệp lớn nhất FNSEA và chủ tịch nghiệp đoàn Nông Dân Trẻ (Jeunes Agriculteurs).