Theo như mỡ bụng có thể gây hại cho sức khỏe theo nhiều cách. Đầu tiên, mỡ bụng thường liên kết với các bệnh lư tim mạch và động mạch vành. Trong lúc có nhiều người nh́n qua th́ tưởng chừng thon gọn nhưng thực tế bên trong vẫn “tiềm ẩn” nhiều mỡ bụng có khả năng gây bệnh như các vấn đề về huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.
Mỡ bụng là một dạng mỡ tích tụ ở vùng bụng, gồm cả mỡ nội tạng (mỡ tự do tích tụ xung quanh các cơ quan bên trong) và mỡ ngoại biên (mỡ dưới da). Sự tích tụ mỡ bụng thường xảy ra do tiêu thụ calo nhiều hơn so với lượng calo tiêu hao, cùng với yếu tố di truyền hoặc lối sống không lành mạnh.
Mỡ bụng có thể gây hại cho sức khỏe theo nhiều cách. Đầu tiên, mỡ bụng thường liên kết với các bệnh lư tim mạch và động mạch vành. Chúng sẽ làm tăng mạnh lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu, làm giảm độ linh hoạt của động mạch và gây ra các vấn đề về huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.
Thứ hai, mỡ bụng cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Cụ thể hơn, mỡ bụng có thể gây ra kháng insulin và tăng lượng đường trong máu. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tiểu đường như đau thần kinh, tổn thương thận và mất khả năng kiểm soát đường huyết.
Thêm vào đó, mỡ bụng c̣n gây ra các vấn đề về sức khỏe tinh thần. Nghiên cứu đă chỉ ra rằng, nhiều người thường có xu hướng ngại ngùng và tự ti hơn khi bụng to, từ đó làm giảm tự tin khi đứng trước đám đông. Về lâu dài có thể dẫn đến lo âu và thậm chí là trầm cảm.
Theo Amritha K - chuyên gia sức khỏe tại chuyên trang y tế Boldsky, nếu mỡ bụng nhiều th́ chúng ta có thể nh́n thấy ngay. Nhưng nếu là mỡ bụng ẩn (mỡ nội tạng ở bụng) th́ thực sự rất khó biết, về lâu dài sẽ phát sinh nhiều bệnh nguy hiểm.
Vậy nên hăy tinh ư phát hiện sớm thông qua 3 dấu hiệu sau:
Khi có 3 dấu hiệu này, hăy cẩn thận mỡ bụng ẩn.
- Trao đổi chất chậm hơn b́nh thường
Theo các chuyên gia, trao đổi chất chậm được định nghĩa là quá tŕnh cơ thể không thể chuyển hóa calo và dưỡng chất một cách hiệu quả. Dấu hiệu nhận biết chính là việc giảm cân chậm và khó khăn trong việc duy tŕ cân nặng ổn định, ngay cả khi bạn đang duy tŕ chế độ ăn uống cân đối, vận động đều đặn.
Khi trao đổi chất chậm, cơ thể sẽ không thể sử dụng calo một cách hiệu quả để tạo năng lượng, dẫn đến việc chuyển hóa chúng thành mỡ và lưu trữ trong vùng bụng. Đồng thời, trao đổi chậm cũng khiến cơ thể khó khăn trong việc đốt cháy mỡ và làm giảm sự tiêu hao năng lượng của cơ thể, dẫn đến việc mỡ tích tụ.
Để tăng cường trao đổi chất, ngăn ngừa tích tụ mỡ bụng ẩn, bạn cần duy tŕ một chế độ ăn uống giàu rau xanh, hạn chế đường và chất béo băo ḥa. Ngoài ra, hăy tăng cường vận động hàng ngày để mỡ thừa được tiêu hao dần. Cần lưu ư là hăy uống đủ nước để tăng cường trao đổi chất tự nhiên nhất.
- Quần áo ngày càng chật
Việc quần áo trở nên chật chội thường là dấu hiệu rơ ràng nhất của việc tích tụ mỡ bụng ẩn. Lúc này, bạn sẽ thấy áo quần chật hơn b́nh thường, mặc quần hay gài nút cũng rất khó khăn. Nguyên do là v́ mỡ thừa đang gia tăng, khiến cơ thể mập lên và làm cho áo quần không c̣n vừa vặn như ban đầu.
Việc quần áo ngày càng chật chội không chỉ là chuyện thẩm mỹ, mà c̣n là dấu hiệu của sự tích tụ mỡ bụng ẩn - một dạng mỡ nội tạng có liên quan chặt chẽ đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm như bệnh tim mạch và tiểu đường loại 2.
Để giảm nguy cơ tích tụ mỡ bụng ẩn, cải thiện sức khỏe tổng thể, việc duy tŕ một chế độ ăn uống cân đối, tăng cường hoạt động thể chất và giảm căng thẳng là rất quan trọng.
- Đầy hơi sau bữa ăn
Đầy hơi sau bữa ăn có thể là dấu hiệu b́nh thường với nhiều người, thường chỉ xảy ra vài phút và biến mất. Tuy nhiên trong một vài trường hợp, nó được coi là một dấu hiệu của sự tích tụ mỡ bụng ẩn.
Cụ thể hơn, khi ăn uống, cơ thể phải tiêu hóa thức ăn bằng cách phân hủy và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, nếu cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thức ăn có chứa nhiều chất béo và đường, nó sẽ dẫn đến cảm giác đầy hơi sau bữa ăn.
Bên cạnh đó, mỡ bụng ẩn thường tích tụ xung quanh các cơ quan bên trong vùng bụng. Từ đó, một lượng lớn mỡ nội tạng sẽ tạo áp lực lên dạ dày và hệ tiêu hóa, gây ra cảm giác đầy hơi, khó tiêu hóa sau khi ăn. Vậy nên hăy cảnh giác và đi khám ngay nếu triệu chứng này xuất hiện thường xuyên.
Làm sao để loại bỏ mỡ bụng?
Mỡ bụng tuy cứng đầu nhưng nếu thực hiện đúng phương pháp, bạn có thể "tiêu diệt" nó tại nhà rất đơn giản. Để loại bỏ mỡ bụng ẩn, bạn cần kết hợp giữa chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và thay đổi lối sống lành mạnh. Sau đây là một số lời khuyên đến từ các chuyên gia:
- Chế độ ăn uống cân đối: Hăy tập trung vào việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất xơ, protein và chất béo không băo ḥa, cụ thể là rau củ và trái cây. Cần hạn chế đường và thức ăn có chứa chất béo băo ḥa, thay vào đó, ưu tiên chất béo lành mạnh như axit béo omega-3 từ cá hồi, hạt hướng dương và dầu olive.
- Tập thể dục đều đặn: Bạn có thể chạy bộ, đi xe đạp, hoặc bơi lội v́ đây là những bài tập đơn giản nhưng lại giúp đốt cháy mỡ và tăng cường trao đổi chất.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm giảm sự trao đổi chất, tăng nguy cơ mắc bệnh béo ph́ và mỡ bụng ẩn. Bạn cần thực hiện các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga, hoặc làm những việc ḿnh yêu thích… để cải thiện sự cân bằng nội tiết, từ đó giảm mỡ bụng ẩn.
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể làm giảm chất lượng trao đổi chất và tăng nguy cơ mắc bệnh béo ph́. Hăy cố gắng ngủ đủ giấc mỗi đêm, thường là khoảng 7-8 giờ mỗi đêm, để cải thiện trao đổi chất và giảm nguy cơ mắc mỡ bụng ẩn.