15 năm ở xứ người, 8X Hải Pḥng khiến mẹ chồng Hàn mê mẩn món ăn Tết Việt. Tết đến, mẹ chồng Hàn Quốc hào hứng ngâm đậu, vo nếp, nhóm lửa… cho nàng dâu Việt Nam nấu bánh chưng. Chiếc bánh truyền thống của người Việt trở thành món quà quư ở xứ sở kim chi.
Gia đ́nh Hàn – Việt cùng nấu bánh chưng
2024 là năm thứ 15 chị Đào Thị Thái (SN 1989, quê Hải Pḥng) đón tết Nguyên đán trên đất khách. Chị Thái lấy chồng và nhập cảnh vào Hàn Quốc năm 2009. Hiện tại, chị sống ở Cheongsong-gun, tỉnh Kyungsangbuk-do cùng gia đ́nh chồng người Hàn.
4 năm qua, bên cạnh các món Tết truyền thống của người Hàn, gia đ́nh chị Thái có thêm bánh chưng béo ngậy trong thời khắc đón năm mới.
Những năm gần đây, chị Thái tự gói bánh chưng ăn Tết
Chị Thái cho biết: “Bánh chưng có thể bảo quản để ăn dần, cho nên tôi tranh thủ làm sớm. Tôi thường gói bánh chưng từ ngày 22 đến 26 Tết để những ngày cận Tết c̣n chuẩn bị những món cúng bái truyền thống của người Hàn”.
Năm nay, chị Thái sử dụng 15kg gạo nếp, 6kg đậu xanh, 6kg thịt ba rọi và 145 chiếc lá dong để gói 30 bánh chưng, 15 bánh tét. Gạo nếp, thịt ba rọi dùng để làm bánh, chị mua ở Hàn Quốc, c̣n đậu xanh và lá dong có xuất xứ từ Việt Nam.
“Trong một lần về quê, tôi đă mua đậu xanh của Việt Nam để làm bánh. Đậu xanh của người Việt trồng đặc biệt thơm, ngậy và ngon.
Tôi đặt lá dong trên sàn thương mại điện tử của các công ty nhập khẩu từ Việt Nam sang. Những chiếc lá dong to không bị rách, rất xanh tươi và có mùi thơm đặc trưng”, chị Thái chia sẻ.
Chị Thái gói bánh, c̣n chồng buộc dây
Trước ngày nấu bánh, mẹ chồng và chồng t́m củi, chở về cho chị Thái. Tiếp đó, chồng chị sơ chế lá dong, c̣n mẹ chồng giúp con dâu ngâm gạo nếp, đậu xanh…
Bà không biết gói bánh chưng nhưng rất hào hứng, xung phong nhóm lửa, xách nước đổ vào nồi… Trong lúc chị Thái gói bánh, chồng chị là người buộc dây, bê bánh đem luộc.
Do cả nhà thích ăn bánh chưng nên năm nay, chị Thái gói nhiều hơn mọi năm. Chị dành số bánh này cho gia đ́nh ăn và biếu cho anh chị em chồng.
Mẹ chồng nhóm lửa cho con dâu Việt nấu bánh chưng
“Tôi bảo quản lạnh một số bánh, để dành đến mùa xuân ấm áp, các cô chú người Việt sang đây thăm thân, kết hợp làm thuê th́ tôi mang ra, chiên vàng mời họ ăn”, chị Thái hồ hởi chia sẻ.
15 năm ăn Tết xa quê nhưng chị Thái vẫn cảm nhận được không khí ấm áp, rộn ràng chào đón năm mới trên quê hương của chồng.
Những giây phút cả nhà sum vầy, cùng nhau nấu bánh chưng giúp chị Thái không c̣n cảm giác trống vắng, đỡ nhớ quê nhà.
Tết xa quê ấm t́nh yêu thương
Trước đây, chị Thái thường mua khoảng 3 - 4 chiếc bánh chưng về ăn Tết. Tuy nhiên, chị thấy bánh mua bên ngoài không ngon, không đúng hương vị truyền thống của người Việt.
Chị mong muốn gia đ́nh có thể thưởng thức bánh chưng thơm ngon do chính tay ḿnh nấu. Bởi, chị là người Việt Nam, chỉ có chị mới truyền tải đúng hương vị bánh chưng quê nhà.
Chị Thái quan niệm, các con mang một nửa ḍng máu của người Việt th́ phải nhận diện được ẩm thực quê mẹ, thông qua những món ăn đặc trưng. Chị có nhiệm vụ phải truyền tải, kết nối con trẻ và gia đ́nh chồng đến gần hơn văn hóa của người Việt.
“May mắn, gia đ́nh tôi sống ở nông thôn Hàn Quốc nên có nhiều củi và không gian thoáng đăng, phù hợp làm bếp nấu bánh chưng.
Từ đó, các con không chỉ được ăn bánh do chính tay mẹ nấu mà c̣n trực tiếp cảm nhận được không khí chuẩn bị Tết giống quê ngoại.
Ngoài bánh chưng là món tủ của gia đ́nh, tôi c̣n nấu rất nhiều món ăn Việt Nam để các con và ông xă thưởng thức”, chị Thái chia sẻ.
Nỗ lực gắn kết văn hóa Việt – Hàn của chị Thái được chồng và nhà chồng rất ủng hộ. Trước Tết, vợ chồng chị Thái về Việt Nam du lịch, thăm nhà ngoại vài tuần rồi quay về Hàn Quốc đón năm mới cùng mẹ chồng.
Từ lúc bố chồng mất, vợ chồng chị Thái sống chung, phụng dưỡng mẹ chồng. Đó là lư do chị Thái không về ăn Tết nhà mẹ.
Theo phong tục của người Hàn, vào mùng 1 Tết, con cháu tập trung về mừng thọ mẹ chồng chị Thái. Tất cả thực hiện nghi thức lạy mẹ và được nhận tiền mừng tuổi. Tiếp đến, dựa theo thứ bậc trong gia đ́nh, người lớn sẽ ngồi cho con cháu quỳ lạy. Đáp lại, người này cũng phát tiền ĺ x́ cho con cháu.
Sau nghi thức mừng tuổi, cả nhà cùng bày mâm cúng, thắp hương tổ tiên. Đặc biệt, nhà chồng chị Thái c̣n có tục đo chiều cao của tất cả thành viên trong ngày mùng 1 Tết.
“Người lớn và trẻ con đều được đo chiều cao, xem đă thay đổi như thế nào trong năm cũ. Bây giờ, tôi là người thấp bé nhất nhà.
Đo chiều cao xong, cả nhà cùng nhau dùng cơm mùng 1 Tết. Bữa cơm này phải có món canh há cảo, bánh gạo do mẹ chồng nấu và không thể thiếu bánh chưng, bánh tét.
Cả nhà đều mê bánh chưng, bánh tét. Dù lưng hơi c̣ng nhưng mẹ chồng tôi vẫn thích ngồi trông nồi bánh chưng cùng các con”, chị Thái kể.
Nàng dâu Việt hy vọng các gia đ́nh văn hóa Việt - Hàn khác bớt chút thời gian, cùng nhau vào bếp làm bánh chưng. Hoạt động này không chỉ kết nối gia đ́nh mà c̣n truyền tải tinh hoa người Việt đến thế hệ mai sau.
VietBF@ sưu tập