Bị áp đảo và kiệt sức, Ukraine sẽ ra sao nếu hỗ trợ quân sự của Mỹ cạn dần? Ukraine đă bắt đầu năm 2024 ở thế pḥng thủ và những triển vọng trên chiến trường ngày càng ảm đạm khi đảng Cộng ḥa trong Quốc hội Mỹ dường như có ư định ngăn chặn gói hỗ trợ quân sự tương lai cho nước này. Nếu châu Âu không thể thu hẹp khoảng cách, Kiev có nguy cơ nếm mùi thất bại từ 2025.
Ukraine bị áp đảo và kiệt sức
Ukraine một lần nữa lại bị áp đảo về vũ khí trong cuộc xung đột kéo dài gần hai năm. Ước tính hiện tại, Nga đang bắn 10.000 quả đạn pháo mỗi ngày so với 2.000 quả đạn pháo của Ukraine, tỷ lệ chênh lệch cực lớn này có thể c̣n tồi tệ hơn nếu không có sự hỗ trợ đạn dược trong tương lai của Mỹ.
Một bài báo gần đây, tờ Sky News cũng đề cập lời kêu gọi hỗ trợ của một nhóm xạ thủ Ukraine thuộc lữ đoàn 22 đang hoạt động ở Chasiv Yar và Bakhmut do Nga kiểm soát, đồng thời nêu ra t́nh trạng dự trữ đạn pháo hạn chế của họ. Đạn pháo cỡ ṇng 152mm thời Liên Xô của các lực lượng Ukraine chỉ khai hỏa 3 lần trong một đêm để bảo đảm nguồn tiếp tế sẵn có.
"Điều đó tức là Ukraine không thể áp đảo pháo binh Nga và nếu Ukraine không thể bắn trả, tất cả những ǵ họ có thể làm là cố gắng sống sót", chuyên gia Sam Cranny-Evans thuộc Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh cho hay.
Trong khi đó, Nga đă cố gắng dịch chuyển sang kinh tế thời chiến. Phân tích của Estonia cho thấy các nhà máy của Moscow sẽ sản xuất được khoảng 4,5 triệu quả đạn pháo năm 2024 (tức là hơn 12.000 quả đạn pháo/ngày) và Nga đă nâng chi tiêu quốc pḥng lên mức cao mới là 6,5% GDP. Ukraine phụ thuộc vào sự hỗ trợ công nghiệp của phương Tây nhưng sự chia rẽ chính trị ở Mỹ đồng nghĩa với việc Lầu Năm Góc không c̣n thêm tiền để chi tiêu từ đầu tháng 1/2024 trong khi những nỗ lực của châu Âu đang giảm dần.
Châu Âu đă cam kết sản xuất 1 triệu quả đạn pháo cho Ukraine vào cuối tháng 3/2024 nhưng không thể đáp ứng được mục tiêu này mà thay vào đó sẽ chỉ sản xuất được khoảng 480.000 - 700.000 quả đạn pháo, phía Estonia ước tính.
Theo cựu Giám đốc điều hành Nick Witney của Cơ quan Quốc pḥng châu Âu: "Tại châu Âu, vấn đề là phải tập hợp các đơn đặt hàng với số lượng đủ lớn để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty tư nhân đầu tư mở rộng năng lực của họ". Kết quả là Ukraine phải phụ thuộc vào nguồn sản xuất của chính ḿnh và những ǵ được hỗ trợ c̣n lại.
Châu Âu có đủ khả năng lấp đầy khoảng trống của Mỹ?
Mỹ - quốc gia sản xuất đạn pháo tại các nhà máy thuộc sở hữu của chính phủ đă t́m cách để nâng cao số lượng sản xuất từ 28.000 quả đạn pháo vào tháng 10 năm ngoái lên mức dự kiến là 37.000 quả vào tháng 4 và 60.000 quả vào tháng 10/2024, cũng như 100.000 quả vào tháng 10/2025. Dù vậy, ngay cả số lượng đó vẫn chưa thể giúp Ukraine theo kịp Nga trên tiền tuyến, nhưng nếu không có Mỹ, châu Âu sẽ phải tăng gấp đôi những nỗ lực vốn đă yếu kém của ḿnh vào năm 2024.
Dĩ nhiên, xung đột không chỉ dừng lại ở pháo binh và Ukraine đang thúc đẩy các chiến lược thay thế, tập trung vào phát triển ít nhất 1 triệu máy bay không người lái góc nh́n thứ nhất (FPV) kích cỡ nhỏ và giá rẻ trong năm 2024. Những UAV có tính cơ động cao này phát huy hiệu quả trong chiến đấu nhưng tải trọng nhỏ khiến chúng chỉ là những phương tiện thay thế hạn chế cho các hệ thống pháo.
Ukraine nhận ra từ đầu tháng 12 rằng nước này cần chuyển sang pḥng thủ và Tổng thống Volodymyr Zelensky đă ra lệnh tăng cường các công sự. Theo những ǵ Nga thể hiện thành công trong năm 2023, các băi ḿn sâu phía sau tiền tuyến có khả năng ngăn chặn sự đột phá ngay lập tức.
Cuộc tấn công vào thị trấn tiền tuyến Avdiivka ở phía Đông Donbass, bắt đầu vào tháng 10 vẫn tiếp tục, với việc lực lượng Nga giành được một số thành quả với cái giá khá đắt. T́nh báo phương Tây tuần trước ước tính Nga đă mất 365 xe tăng chiến đấu chủ lực trong 4 tháng giao tranh, cao hơn tốc độ bổ sung ước tính của Moscow là khoảng 125 xe tăng mỗi tháng.
Tuy nhiên, Ukraine rất cần thêm quân để tăng cường lực lượng tiền tuyến vốn đă kiệt quệ của ḿnh, trong khi Quốc hội nước này đang tranh luận về luật huy động mới gây tranh căi, sau lời kêu gọi từ Tổng tham mưu trưởng bị sa thải Valerii Zaluzhyni, về việc bổ sung 450.000 đến 500.000 binh lính mới. Hiện chưa rơ cuối cùng sẽ có bao nhiêu binh lính được đưa vào chiến đấu.
Trong khi đó, theo ước tính của Estonia, Nga có lẽ không huy động thêm lực lượng trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3/2024 nhưng nguồn lực lớn hơn đang trao cho Moscow lợi thế về số lượng khi có thể huấn luyện 130.000 binh lính trong 6 tháng, nếu lực lượng này không bị gián đoạn bởi nhu cầu gửi quân chưa được huấn luyện tới chiến trường Ukraine do số lượng thương vong gây ra.
Có một số phương tiện mà trên thực tế hiện nay chỉ có Mỹ mới có thể cung cấp số lượng lớn, chẳng hạn tên lửa Patriot, vốn đóng vai tṛ quan trọng cho hệ thống pḥng không Ukraine, đặc biệt là trước các tên lửa Kinzhal và Iskander của Nga.
Ukraine ước tính, Nga đă sản xuất và phóng khoảng 100 tên lửa tầm xa mỗi tháng và nguyên tắc chung là cần có 2 tên lửa để đánh chặn chúng.
Một hợp đồng của NATO thay mặt cho Đức, Hà Lan, Romania và Tây Ban Nha vào đầu tháng 1/2024 sẽ cho phép sản xuất khoảng 1.000 tên lửa Patriot ở Đức vào một thời điểm nào đó với một số tên lửa cuối cùng có thể sẽ đến tay Ukraine mặc dù Kiev sẽ hài ḷng hơn nếu thỏa thuận này đạt được một năm trước đó.
Giới quan sát dự đoán cuộc xung đột ở Ukraine sẽ kéo dài đến năm 2025, nhất là khi Điện Kremlin đang chờ xem liệu cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump có đắc cử hay không. Để giành được ưu thế, Ukraine rất có thể phải chống chịu qua năm 2024, tập hợp càng nhiều lực lượng càng tốt và hy vọng các chính trị gia châu Âu tập trung vào việc tái vũ trang cơ bản.
Nhà phân tích Cranny-Evans cho rằng: " Tôi nghĩ xung đột sẽ kéo dài thêm ít nhất 1 năm nữa và t́nh h́nh sẽ không đến mức thảm khốc nếu các đồng minh châu Âu lấp đầy khoảng trống mà Mỹ để lại. Nền kinh tế châu Âu vẫn lớn hơn nhiều so với Nga”.
VietBF@ sưu tập
|