COMAC C919 - chiếc máy bay phản lực chở khách đầu tiên do Trung Quốc sản xuất, vừa thực hiện chuyến bay đầu tiên ra nước ngoài, khi tới tham dự Triển lăm hàng không Singapore vào ngày 18/2. Tuy nhiên, việc nó có đủ sức cạnh tranh trên "bầu trời quốc tế" hay không sẽ là một dấu hỏi lớn.
Thêm một cột mốc cho C919
Được xem như câu trả lời của Bắc Kinh đối với ḍng máy bay Boeing 737 của Mỹ và ḍng Airbus A320 của châu Âu, C919 do Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC) sản xuất nhắm đến việc đáp ứng thị trường hàng không nội địa đang bùng nổ của Trung Quốc và chinh phục thị trường châu Á đầy triển vọng.
Hồi tháng 5 năm ngoái, C919 đă có chuyến bay chuyến bay thương mại đầu tiên, khi chiếc máy bay số hiệu MU9191 của China Eastern Airlines cất cánh từ Thượng Hải đă đáp xuống Bắc Kinh. Sau đó, vào tháng 12 năm ngoái, C919 cũng có chuyến bay thương mại đầu tiên ra ngoài đại lục, tới Hồng Kông (TQ).Và bây giờ, triển lăm hàng không lớn nhất châu Á tổ chức tại Singapore sẽ chứng kiến dấu mốc mới: C919 có chuyến bay đầu tiên ra khỏi lănh thổ Trung Quốc. COMAC là một trong hai nhà sản xuất máy bay thương mại tŕnh diễn máy bay của họ ngoài khơi bờ biển Singapore tại buổi xem trước vào Chủ nhật cho triển lăm hàng không này (hăng c̣n lại là Airbus).
COMAC có hai sản phẩm chở khách: máy bay phản lực khu vực ARJ21 và máy bay chở khách thân hẹp hai động cơ C919 lớn hơn với 158-192 chỗ ngồi. Trong đó, C919 được cho là sẽ cạnh tranh với các mẫu Airbus A320neo và Boeing 737 MAX 8 vốn đang thống trị phân khúc máy bay phản lực thân hẹp nói riêng cũng như cả thị trường hàng không dân dụng thế giới nói chung.
Nỗ lực t́m sự thừa nhận
Việc mang C919 tới Singapore là nỗ lực mới nhất của Trung Quốc nhằm nâng cao dấu ấn của C919 và COMAC trên b́nh diện quốc tế.
Trong bối cảnh Airbus và Boeing đang nỗ lực tăng cường sản xuất để đáp ứng nhu cầu về máy bay mới, và Boeing c̣n phải vật lộn với một loạt khủng hoảng, ngành hàng không đang chờ xem COMAC định vị ḿnh như một giải pháp thay thế khả thi như thế nào.
COMAC sẽ đầu tư hàng chục tỷ nhân dân tệ trong 3 tới 5 năm tới để mở rộng năng lực sản xuất C919. Cơ quan hàng không Trung Quốc cho biết rằng trong năm nay, họ sẽ nỗ lực để giành được xác nhận của Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh Châu Âu (EASA) cho C919, một quá tŕnh bắt đầu vào năm 2018.
Nhiều chuyên gia trong ngành từng cảnh báo rằng việc chỉ có 4 chiếc C919 đang hoạt động ở Trung Quốc và việc máy bay chỉ được chứng nhận bởi các cơ quan quản lư nội địa cũng như việc sản xuất phải dựa vào chuỗi cung ứng quốc tế, đang là những thách thức rất lớn cho COMAC.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nguồn cung trên toàn ngành hàng không đang đem lại động lực và hy vọng cho COMAC. Adam Cowburn, chuyên gia của công ty tư vấn hàng không Alton cho biết: “Chúng tôi cũng nhận thấy xu hướng ngày càng tăng khi khách hàng đưa tùy chọn C919 vào đánh giá đội bay của họ”.
Có hai chiếc C919 đă được giao vào năm 2023 và công ty tư vấn hàng không IBA dự báo 7 đến 10 chiếc C919 có thể được giao vào năm 2024.Mike Yeomans, nhà phân tích của IBA, cho biết: “Với việc các ḍng máy bay hẹp của Airbus và Boeing thuộc ḍng A320neo và 737 MAX đă được bán hết trong hầu hết thập kỷ này, C919 có cơ hội lớn để giành thị phần, đặc biệt là ở thị trường nội địa”.
Ông nói thêm: “Những thách thức trước mắt đối với COMAC là xoay quanh việc sản xuất để đáp ứng nhu cầu địa phương và chứng nhận để thâm nhập thị trường quốc tế”.
Tham vọng “ngoại giao hàng không”
Nếu chinh phục được các khách hàng nước ngoài, C919 có thể trở thành một át chủ bài trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, giống như cách Douglas DC-3 từng ghi dấu trong chính sách ngoại giao hàng không của cựu Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt.
Với hai động cơ cánh quạt, những chiếc DC-3 có tầm bay xa và chỗ ngồi được xem là thoải mái hàng đầu vào thời điểm đó. Nhờ vậy, DC-3 có thể khai thác các chuyến bay chở khách mà không cần dựa vào việc vận chuyển hàng hóa và bưu phẩm để duy tŕ lợi nhuận.
Tổng thống Roosevelt đă tích cực sử dụng DC-3 như một công cụ giá trị để tăng cường quan hệ đối ngoại của Mỹ. Thông qua những chiếc máy bay này, ông giới thiệu công nghệ hàng không của Mỹ và cũng tặng DC-3 cho các quốc gia có tầm quan trọng chiến lược, trong đó đáng chú ư là tặng cho Vua Abdul Aziz của Ả Rập Xê Út năm 1945.
Chỉ 6 năm sau, vào năm 1951, Mỹ và Ả Rập Xê Út đă kư “Thỏa thuận hỗ trợ pḥng thủ chung” để chính thức củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước. DC-3 cũng đánh dấu sự ra đời của Saudia, hăng hàng không quốc gia của Ả Rập Xê Út.
Bây giờ, C919 cũng có có tiềm năng tương tự đối với Trung Quốc. C919 sẽ mang tính biểu tượng cho bước đột phá của Trung Quốc trong lĩnh vực hàng không quốc tế và khả năng công nghệ của nước này, đồng thời có thể giúp Bắc Kinh tăng cường quan hệ ngoại giao, thúc đẩy ảnh hưởng toàn cầu như cái cách DC-3 đóng góp vào chính sách đối ngoại của Mỹ.
Theo các nhà phân tích về thị trường hàng không, dù không thể cạnh tranh ṣng phẳng với bộ đôi Boeing-Airbus song máy bay của COMAC có thể chinh phục các thị trường Iran, Nga và Triều Tiên, những nước đang chịu lệnh cấm vận của phương Tây. C919 cũng có thể chen chân vào các thị trường mới nổi như Indonesia, Kenya hay Ethiopia.
Nhưng trước khi có thể vươn tới những cái đích ấy, C919 cần giải quyết những lo ngại về độ an toàn, độ tin cậy để có được chứng nhận của các cơ quan an toàn hàng không thế giới, phải chứng minh được hiệu suất khai thác và đảm bảo giá cạnh tranh hơn A320neo hay 737 MAX.
|