Nhà Trắng cho rằng Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đang làm lợi cho Iran và Nga khi không đồng ư bỏ phiếu về dự luật viện trợ Ukraine.
Iran đang "tích cực tạo điều kiện cho Nga tiến hành chiến sự ở Ukraine và tấn công các thành phố Ukraine", phó thư kư báo chí kiêm cố vấn truyền thông cấp cao Nhà Trắng Andrew Bates ngày 23/2 cho biết trong một bản ghi nhớ. "Tổng thống Biden đang đứng lên chống lại Iran. Nhưng cam kết được cho là của Chủ tịch Johnson rằng sẽ không 'xoa dịu Iran' nằm ở đâu trong tất cả những điều này? Không đâu cả. Thay vào đó, việc ông ấy không hành động đang mang lại lợi ích cho Tổng thống Putin và lănh tụ tối cao Iran Ayatollah".
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu tại Washington tháng 12/2023. Ảnh: AFP
Mỹ cáo buộc Iran cung cấp máy bay không người lái (UAV) tấn công và tên lửa đạn đạo cho Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine, song cả Moskva và Tehran đều phủ nhận.
Thượng viện Mỹ tuần trước thông qua dự luật trị giá 95 tỷ USD cung cấp hỗ trợ cho Ukraine, Israel và đảo Đài Loan với số phiếu áp đảo 70-30, với 22 đảng viên Cộng ḥa cùng hầu hết đảng viên Dân chủ bỏ phiếu ủng hộ.
Nhưng ông Johnson đă yêu cầu Hạ viện nghỉ hai tuần mà không đưa dự luật này ra để bỏ phiếu, nói rằng "chúng tôi sẽ không bị Thượng viện buộc phải hành động".
Nhiều thượng nghị sĩ và quan chức Nhà Trắng tin rằng dự luật sẽ được Hạ viện thông qua với ủng hộ từ cả lưỡng đảng nếu Johnson cho phép bỏ phiếu. Dù vậy, ông lưu ư rằng bất kỳ gói hỗ trợ quân sự và nhân đạo quốc tế nào cũng phải gồm các biện pháp giải quyết vấn đề an ninh ở biên giới Mỹ với Mexico.
Người phát ngôn của Chủ tịch Hạ viện cùng ngày tuyên bố bản thân chính quyền cũng đă hỗ trợ Iran và Nga, vi phạm chính điều mà họ cáo buộc ông Johnson thực hiện.
"Chính quyền Biden đă loại bỏ các lực lượng ủy nhiệm của Iran khỏi danh sách Tổ chức Khủng bố Nước ngoài, nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Iran, đưa ra một phản ứng quân sự thiếu mạnh mẽ trước cuộc tấn công của Houthi khiến ba binh sĩ Mỹ thiệt mạng", ông viết qua email.
Người phát ngôn cũng thêm rằng lệnh cấm gần đây của chính quyền đối với các trạm xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đă buộc châu Âu phải mua khí đốt tự nhiên không phải từ Mỹ mà từ Nga.
Các quan chức hàng đầu chính quyền Biden đă dành cuối tuần trước ở châu Âu để cố gắng xoa dịu nỗi lo lắng về viễn cảnh Mỹ ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine và trấn an đồng minh.
Cựu tổng thống Donald Trump, ứng viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của đảng Cộng ḥa, những tuần gần đây đă đe dọa sẽ bỏ rơi một số đồng minh châu Âu nếu họ bị Nga tấn công, làm dấy lên lo ngại trên khắp châu lục.
VietBF@sưu tập