Kênh truyền h́nh Quốc hội Nga Duma TV cho biết, Tổng thống Putin là người đă quyết định chấm dứt hiệp định năm 1956 và các đại biểu của Duma Quốc gia Nga đều nhất trí ủng hộ.
Nga băi bỏ hiệp định lịch sử
Reuters ngày 22/2 đưa tin, Nga đă chính thức băi bỏ hiệp định lịch sử năm 1956 do nhà lănh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev kư kết với Anh, trong đó cho phép các tàu của Anh tiến vào ngư trường giàu có ở biển Barents, vùng biển ngoài khơi bán đảo Kola và dọc theo bờ biển đảo Kolguyev để đánh bắt cá.
Theo tờ Independent, động thái này nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt do Anh mới áp đặt nhằm vào Nga.
"Hiệp định này mang tính định hướng một chiều và không có lợi ích tương xứng nào cho Liên bang Nga" – Văn bản thông báo của Duma Quốc gia Nga giải thích, đồng thời nhấn mạnh, việc băi bỏ hiệp định này "sẽ không gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế hoặc chính trị đối ngoại với Liên bang Nga".
Ông Putin là người đă ra quyết định chấm dứt Hiệp định năm 1956 với Anh. Ảnh: Daily Mail
Ông Vyacheslav Volodin - Chủ tịch Duma Quốc gia Nga đă ca ngợi việc Nga rút khỏi hiệp định lịch sử đă kéo dài 68 năm với Anh là tín hiệu rơ ràng cho thấy Moscow có thể trả đũa các biện pháp trừng phạt của phương Tây như thế nào.
"Khi nhà lănh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev chấp nhận thỏa thuận này vào năm 1956, thật khó để nói điều ǵ đă dẫn hướng ông ấy, nhưng đó chắc chắn không phải là lợi ích quốc gia của Nga.
Khi mọi người hỏi liệu chúng tôi có thể đáp trả các lệnh trừng phạt của họ (Anh) hay không th́ câu trả lời của chúng tôi là 'Có'" – Ông Volodin nói.
Theo Reuters, hiện Moscow đă chính thức coi Anh là một quốc gia thù địch và Tổng thống Vladimir Putin nh́n nhận phương Tây do Mỹ lănh đạo là một đế chế sụp đổ đang muốn loại bỏ Nga và lấy cắp tài nguyên thiên nhiên của nước này.
Trước đó vài ngày, Anh đă ban hành biện pháp trừng phạt nhằm vào các lănh đạo của Cơ sở Cải huấn số Ba (IK-3), c̣n được biết đến với biệt danh nhà tù "Sói Bắc cực" - nơi nhà hoạt động đối lập Nga Alexei Navalny vừa đột ngột tử vong hôm 16/2.
Biện pháp trừng phạt này bao gồm áp đặt lệnh cấm đi lại và phong tỏa tài sản đối với 6 cá nhân đang điều hành trại giam này.
Quyết định trên đă đưa Anh trở thành quốc gia đầu tiên áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga do những lư do liên quan tới ông Navalny.
Chưa dừng lại ở đó, chính phủ Anh tiếp tục công bố hơn 50 biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga trong bối cảnh đánh dấu 2 năm diễn ra cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Anh, những biện pháp trừng phạt nói trên nhắm vào 14 thực thể và cá nhân liên quan đến hoạt động sản xuất đạn dược và vũ khí như hệ thống phóng rocket, tên lửa và các loại chất nổ.
Trong danh sách này có nhà máy sản xuất vũ khí Sverdlov của Nga, một công ty của Thổ Nhĩ Kỳ, 3 công ty của Trung Quốc và 2 thực thể ở Belarus.
Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt mới cũng nhằm vào các công ty điện tử, nhà kinh doanh kim cương và dầu mỏ của Nga.
"Ông Putin đă đ̣i lại Crimea cho Nga, và giờ là cá của chúng ta"
Kênh truyền h́nh Quốc hội Nga Duma TV cho biết, Tổng thống Putin là người đă quyết định chấm dứt hiệp định năm 1956 và các đại biểu của Duma Quốc gia Nga đều nhất trí ủng hộ.
Theo tờ LBC (Anh), nếu như lúc trước các tàu của Anh có thể đánh cá ở biển Barents th́ nay chúng có thể phải đối mặt với những "cơn thịnh nộ" từ tàu chiến của Nga. Nói cách khác, theo truyền thông Anh, tàu chiến của Hải quân Nga có thể được triển khai để cảnh báo tàu Anh nếu dám vi phạm.
Ông Volodin cảnh báo, quyết định này của Nga sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đối với người dân Anh, khi 40% trong thực đơn của họ đều là cá.
"Ông Putin đă lấy lại Crimea cho Nga và sẽ măi đi vào lịch sử với tư cách là Tổng thống đă lấy lại lănh thổ cho chúng ta. Giờ đây, một lần nữa, với quyết định của ḿnh, ông Putin đang lấy lại cá cho chúng ta.
Trong 68 năm, người Anh đă ăn cá của chúng ta mà không biết xấu hổ. Họ áp đặt các biện pháp trừng phạt lên chúng ta, trong khi 40% chế độ ăn của họ đều là cá. Giờ th́ họ cần giảm cân và trở nên thông minh hơn" – Ông Volodin phát biểu trong cuộc họp của Duma Quốc gia Nga.
Cũng theo ông Volodin, chỉ tính riêng trong năm 2023, ngư dân Anh đă đánh bắt được 556.000 tấn cá tuyết và cá tuyết chấm đen tại các vùng biển của Nga. Thế nhưng, chính phủ Anh trong năm qua đă công bố gần 2.000 lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, đồng thời cư xử cực kỳ thiếu thân thiện và hung hăng với Moscow.
Về phần ḿnh, ông Andrew Crook, Chủ tịch Liên đoàn chiên cá quốc gia (NFFF) của Anh nhận định, đây là một nỗ lực nhằm khiến Nga "trông giống như đang đáp trả các lệnh trừng phạt của Anh".
Trả lời Reuters, người phát ngôn của chính phủ Anh tự tin rằng, động thái của Nga sẽ không có tác động đáng kể đến nguồn cung cấp cá của Anh, bao gồm cả cá tuyết và cá tuyết chấm đen.
VietBF@ Sưu tập