2 thói quen này sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, ngoài việc khiến con người cảm thấy mệt mỏi còn ảnh hưởng đến đường huyết.
Nhiều nghiên cứu và khảo sát đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường cũng liên quan mật thiết đến giấc ngủ của người bệnh. Theo đó, thói quen ngủ không tốt có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn mắc căn bệnh chuyển hóa này. Dưới đây là những thói quen ngủ như thế, nếu bạn đang phạm phải thì phải nhanh chóng thay đổi kẻo không sớm thì muộn, bệnh tiểu đường cũng sẽ gõ cửa nhà bạn.
1. Ngủ quá lâu hoặc quá ngắn
Tương tự như huyết áp, chỉ số đường huyết cũng có sự thay đổi liên tục trong ngày. Theo lâm sàng, 4 giờ đến 9 giờ sáng là giai đoạn đường huyết dễ tăng cao (được gọi là hiệu ứng bình minh). Nếu bạn ngủ quá lâu và không có thời gian để ăn sáng sẽ tác động đến sự biến đổi đường huyết trong ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc nhịn ăn cho đến buổi trưa gây ra đột biến lượng đường trong máu lớn, điều này làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2.
Không chỉ ngủ quá lâu, thói quen ngủ quá ít cũng sẽ khiến đường huyết của bạn dao động. Một nghiên cứu về bệnh tiểu đường chỉ ra rằng, nếu một người có thời gian ngủ kéo dài dưới 6 tiếng thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng khoảng 20% so với những người ngủ đủ giấc.
Nguyên nhân là do khi bị mất ngủ hoặc thức khuya, cơ thể sẽ có phản ứng căng thẳng, nội tiết tố phản ứng nhanh chóng, thần kinh giao cảm của vùng dưới đồi ở trạng thái hưng phấn cao độ, co mạch thúc đẩy tăng huyết áp tăng lên và tiết ra catecholamin với số lượng lớn. Catecholamine ức chế insulin, do đó ảnh hưởng đến sự chuyển hóa bình thường của đường trong máu và gây nên hiện tượng đường huyết tăng.
Tóm lại, thời gian ngủ quá ngắn hay quá dài đều không có lợi cho việc kiểm soát đường huyết và không tốt cho sức khỏe. Do đó, bạn hãy hình thành cho mình một thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc để đường huyết khỏe mạnh hơn.
2. Bật đèn khi ngủ
Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy nếu bạn bật đèn khi ngủ trong thời gian dài sẽ dẫn đến sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo đó, nhóm nghiên cứu đã tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi trong thời gian dài đối với 20 người ở độ tuổi 18-40 và phát hiện ra rằng việc ngủ trong điều kiện có nhiều ánh sáng lâu dài thì mức độ kháng insulin sẽ tăng lên đáng kể và khả năng đáp ứng của các tế bào đối với hormone insulin của con người giảm xuống.
Các chuyên gia cho rằng điều này có liên quan đến việc tiết melatonin bất thường. Tốt nhất bạn nên bịt mắt hoặc tắt đèn khi ngủ để tránh ánh sáng ảnh hưởng tới đường huyết và giấc ngủ của bạn.
Làm thế nào để đường huyết ổn định khi ngủ
Các chuyên gia đã nhấn mạnh rằng thói quen quan trọng nhất để có thể kiểm soát lượng đường vào ban đêm chính là ưu tiên giấc ngủ của mình. Thói quen ngủ có thể ảnh hưởng đến hoạt động của glucose và insulin trong máu. Do đó, để giữ cân bằng lượng đường trong máu, hãy cố gắng ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm.
Không chỉ kẹo, mứt, 4 thói quen này ngày Tết cũng khiến đường huyết tăng vọt, gan nhanh hỏng, người khỏe mạnh cũng hạn chế
Bên cạnh việc thực hiện cân bằng giấc ngủ, việc kết hợp cả tập luyện và duy trì chế độ ăn uống phù hợp cũng giúp bạn có một giấc ngủ chất lượng hơn, đồng thời kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả.
Những người mắc bệnh tiểu đường nên lưu ý đến tình trạng bệnh của mình bởi họ có thể sẽ gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ hoặc trằn trọc suốt đêm. Các hiện tượng như thường xuyên khát nước, đi tiểu và đói đều có thể khiến họ khó có được một giấc ngủ trọn vẹn. Do đó, những người này nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ và có thể trao đổi với bác sĩ để kiểm soát những vấn đề này nhưng một cách để tối đa hóa số giờ ngủ và tạo thói quen ngủ ngon.
Tóm lại, một thói quen ngủ tốt là cơ sở cho sức khỏe. Do đó, mọi người cần phải duy trì thói quen ngủ tốt. Tốt nhất là nên ngủ trước 11 giờ đêm và ngủ 6-8 tiếng mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
VietBF@ Sưu tập