Ngày 17/2/2024, Iran công bố ra mắt 2 hệ thống tên lửa tiên tiến sản xuất trong nước, hệ thống pḥng thủ chống tên lửa đạn đạo và hệ thống tên lửa pḥng không tầm ngắn, tăng cường khả năng pḥng thủ của quốc gia này.Trong lễ ra mắt long trọng với sự tham dự của Bộ trưởng Quốc pḥng Mohammad Reza Ashtiani, công nghiệp quốc pḥng Iran đă giới thiệu hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo Arman hoàn toàn mới và hệ thống tên lửa pḥng không tầm thấp Azarakhsh, cả hai hệ thống tên lửa pḥng không – pḥng thủ tên lửa đều được lắp đặt trên các xe vận tải - phóng phát triển trong nước.
Trang Army Recognition, dẫn bản tin của Hăng thông tấn nhà nước Iran IRNA cho biết, Bộ trưởng Quốc pḥng Iran nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của những phương tiện chiến đấu mới trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Gaza và t́nh h́nh bất ổn trên Biển Đỏ. Quyết định đưa vào biên chế các hệ thống vũ khí này được coi là phản ứng trực tiếp của Tehran trước các mối đe dọa ngày càng leo thang trong khu vực, giúp tăng cường thế trận pḥng thủ của Iran.
Hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo Arman
Arman là hệ thống pḥng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật, được đặt theo tên Arman Alivardi, một thanh niên Iran thiệt mạng trong cuộc bạo loạn của những kẻ khủng bố cách đây hơn một năm.
Hệ thống ra mắt lần đầu tiên vào năm 2022 trong cuộc duyệt binh kỷ niệm Ngày Quân đội Cộng ḥa Hồi giáo Iran, được tổ chức hàng năm vào ngày 18/4.
C̣n được gọi là Hệ thống tên lửa Chiến thuật Sayyad (Thợ săn), Arman có thể phát hiện và theo dơi 24 mục tiêu trên khoảng cách đến 180 km, đồng thời tấn công đánh chặn từ 6 đến 12 mục tiêu trong phạm vi 120 km.
Hệ thống pḥng không Arman có 2 phiên bản với các radar mảng pha quét điện tử khác nhau, một phiên bản có radar t́m kiếm và phát hiện mục tiêu thụ động loại radar trước đây đă được thấy trên hệ thống pḥng không Joshan và phiên bản thứ 2 trang bị radar mảng pha chủ động Najm 804B.Các radar của hệ thống này có khả năng theo dơi tất cả các mục tiêu đường không như máy bay chiến đấu, tên lửa hành tŕnh, trực thăng tấn công, máy bay không người lái (UAV) và tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Các radar đều có tầm bao phủ 360 độ, độ cao lên tới 27 km.Một đặc điểm kỹ thuật tiên tiến của hệ thống pḥng thủ chống tên lửa đạn mới là thời gian triển khai và kích hoạt vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu rất ngắn, khoảng 3 phút và thời gian phản ứng khi phát hiện mục tiêu cho đến khi phóng tên lửa chưa đến 20 giây.
Radar và xe vận tải - phóng (TELAR) của Arman mang 3 ống vận chuyển tên lửa phóng thẳng đứng, sử dụng một số loại tên lửa khác nhau như Sayad-2 với tầm bắn 70 km, tên lửa pḥng thủ tên lửa Sayad-3 có tầm bắn 120 km và tên lửa đánh chặn Sayad-3 nâng cấp với tầm bắn 150 km.
Hệ thống sử dụng cơ chế phóng thẳng đứng, cho phép phản ứng nhanh với các mối đe dọa từ mọi hướng trong không gian pḥng thủ 360o, vượt trội hơn các hệ thống pḥng không Joshan, 15 Khordad và Mersad, có tầm bắn tương tự như hệ thống pḥng không tầm xa Bavar-373, tốc độ phản ứng nhanh như các hệ thống tầm ngắn Dezful và Zoubar.
Hệ thống pḥng không tầm ngắn Azarakhsh
Hệ thống pḥng không tầm ngắn Azarakhsh là tổ hợp tên lửa pḥng không tầm thấp, sử dụng đồng thời hệ thống radar và quang điện tử tích hợp để phát hiện, theo dơi và tiêu diệt các mục tiêu thù địch đường không.
Tổ hợp tên lửa pḥng không được trang bị radar 3D tiên tiến và khí tài quan sát, ngắm phóng quang điện tử, cho phép phát hiện và tiêu diệt mục tiêu bay trong mọi điều kiện thời tiết ở cự ly lên tới 50 km bằng 4 tên lửa pḥng không, trang bị đầu t́m kiếm hồng ngoại.Hệ thống Azarakhsh có kích thước nhỏ gọn, khối lượng nhẹ, có thể lắp đặt trên các phương tiện cơ giới quân sự và dân sự khác nhau. Theo Bộ trưởng Quốc pḥng Iran, vũ khí được sử dụng để bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng, chống lại các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV). Azarakhsh sẽ tham gia và bổ sung cho đội h́nh các hệ thống pḥng không tầm thấp hiện có như Mersad, Ya Zahra và Kamin-2.
Trước đó, tháng 6/2023, Iran công bố phát triển thành công tên lửa đạn đạo siêu thanh chế tạo trong nước, có tên gọi là Fattah với tầm bắn 1.400km. Sự tiến bộ nhanh chóng của ngành công nghiệp quốc pḥng Iran là một minh chứng về khả năng tự lực tự cường của quốc gia này cũng như khả năng sẵn sàng đối phó nhanh chóng với các biến động khó lường trong khu vực.
Phát triển các hệ thống vũ khí hiện đại như UAV vũ trang, tên lửa đạn đạo, vũ khí siêu thanh và đặc biệt là các hệ thống pḥng không, Iran đặt mục tiêu bảo vệ chắc chắn không phận trước mọi h́nh thức xâm nhập đường không, đồng thời nhanh chóng phát triển lực lượng không quân và khẳng định vị thế ảnh hưởng của Tehran đối với mọi diễn biến địa chính trị Trung Đông, chống lại áp lực ngày càng gia tăng của Mỹ và phương Tây.
|