Theo sắc lệnh cải tổ quân đội của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Nga quyết định đưa 4 vùng mới sáp nhập từ Ukraine vào quân khu phía Nam.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 26/2 đă kư sắc lệnh tổ chức lại cơ cấu quân đội nước này.
Sắc lệnh đưa 4 vùng sáp nhập từ Ukraine (Kherson, Zaporizhia, Lugansk, Donetsk) vào Quân khu phía Nam của Nga. Nga sáp nhập các vùng trên vào cuối năm 2022 sau các cuộc trưng cầu dân ư gây tranh căi tại những vùng đó.
Đến nay, Nga vẫn chưa thể kiểm soát hoàn toàn 4 tỉnh này. Ukraine và phương Tây cũng không công nhận quyền kiểm soát của Moscow đối với Kherson, Zaporizhia, Lugansk, Donetsk. Kiev nêu rơ, một trong những điều kiện tiên quyết để nối lại ḥa đàm là Nga phải rút hết quân khỏi các vùng lănh thổ của Ukraine, khôi phục đường biên giới Ukraine được quốc tế công nhận năm 1991, trong đó có bán đảo Crimea.
Sắc lệnh của Tổng thống Putin băi bỏ Quân khu phía Tây và Bộ Tư lệnh Chiến lược chung Hạm đội phương Bắc, thường được gọi là Quân khu phía Bắc. Thay vào đó, sắc lệnh chỉ thị thành lập Quân khu Leningrad và Quân khu Moscow.
Quân khu phía Tây, có trụ sở chính tại St. Petersburg, được thành lập vào năm 2010 trong quá tŕnh sáp nhập các quân khu Moscow và Leningrad. Trong khi đó, quân khu phía Bắc được thành lập vào năm 2014.
Nhu cầu tái lập quân khu Moscow và Leningrad lần đầu tiên được Bộ trưởng Quốc pḥng Nga Sergey Shoigu đề cập vào tháng 12/2022. Thời điểm đó, ông cho rằng động thái này là cần thiết để chống lại những thách thức mới mà đất nước đang phải đối mặt, cụ thể là việc mở rộng NATO đến Phần Lan và Thụy Điển.
Nga từ lâu coi việc liên minh quân sự do Mỹ dẫn dắt mở rộng hiện diện về phía đông là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Moscow cũng nói rằng, đây là một trong những lư do khiến Nga không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở quốc gia láng giềng Ukraine.
Trong một diễn biến khác, trong bài phát biểu qua video trước thềm kỷ niệm ngày thành lập lực lượng đặc biệt Nga, Tổng thống Putin cam kết sẽ tăng tính cơ động và năng lực tấn công cho lực lượng tác chiến đặc biệt của Nga, cho rằng đây là ưu tiên hàng đầu để làm cho quân đội nước này mạnh mẽ hơn.
"Chúng ta sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng tác chiến đặc biệt, tăng cường khả năng cơ động và khả năng tấn công của họ, đồng thời trang bị cho họ vũ khí và thiết bị thế hệ mới. Tôi nhấn mạnh đây là một trong những ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển lâu dài của lục quân và hải quân", ông nói.
Lực lượng tác chiến đặc biệt của Nga là lực lượng được chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu liên tục ở cấp độ chiến lược, được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể và là một phần của Lực lượng vũ trang Nga.
Lực lượng này đă tham gia vào các hành động bí mật của Nga ở Syria trong thập niên qua và trong chiến dịch quân sự Ukraine kể từ năm 2022.
VietBF@sưu tập