Theo như có những nỗ lực của Trung Quốc với tư cách là trung gian hoà giải, với nỗ lực giúp chấm dứt giao tranh, vẫn chưa đạt được nhiều thành công trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga bước sang năm thứ 3.
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, Trung Quốc đă khẳng định nước này là nhà hoà giải trung lập, có khả năng đóng vai tṛ lớn hơn trong việc chấm dứt xung đột.
Để đạt được mục tiêu đó, năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin hai lần. Và vào tháng 4/2023, ông đă có cuộc điện đàm với nhà lănh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky.
Bắc Kinh cũng công bố đề xuất ḥa b́nh gồm 12 điểm cho xung đột Nga – Ukraine và cử đặc phái viên tới cả Moskva và Kiev. Cựu Ngoại trưởng Tần Cương khi đó nói rằng Bắc Kinh có thể tận dụng “sự khôn khéo của ḿnh” để giảm bớt khủng hoảng.
Nhưng giờ đây, bước ngoặt đă xảy đến. Các nhà phân tích cho rằng những diễn biến gần đây trên chiến trường, bao gồm cả cuộc phản công thất bại của Ukraine, có thể mang đến cơ hội cho Bắc Kinh một lần nữa đóng vai tṛ dẫn đầu nỗ lực môi giới ḥa b́nh.
Mối quan hệ 'không giới hạn' của Trung Quốc với Nga
Ông Zhang Xin, Phó giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, cho biết cách tiếp cận của Trung Quốc đối với cuộc xung đột bao gồm thúc đẩy đàm phán ḥa b́nh, không cung cấp vũ khí cho Nga và viện trợ nhân đạo cho Ukraine.
“Việc thiếu bất kỳ bước đột phá lớn nào là do các bên liên quan đến cuộc xung đột, Nga và Ukraine có quan điểm rất khác nhau và họ kỳ vọng rất cao trong việc giành được chiến thắng cuối cùng. Do đó, bất kỳ bên nào khác, bao gồm cả Trung Quốc, cũng có ảnh hưởng vô cùng hạn chế đến kết quả cuối cùng”, ông nói.
Các nước phương Tây đă nhiều lần kêu gọi Trung Quốc - đối tác chiến lược thân thiết của Nga - khai thác ảnh hưởng của nước này đối với Moskva. Nhưng thay vào đó, siêu cường châu Á này vẫn duy tŕ mối quan hệ chặt chẽ với nước láng giềng.
Chỉ vài ngày trước khi xung đột diễn ra, Trung Quốc tuyên bố quan hệ đối tác “không giới hạn” với Nga. Sau đó một tháng, tháng 3/2022, khi hai nhà lănh đạo gặp nhau ở Moskva, ông Tập đă gọi người đồng cấp Putin là “người bạn thân yêu của tôi” và hai bên đă dành hàng giờ để thảo luận về hợp tác song phương.
Khi nhà lănh đạo Nga tới thăm Bắc Kinh vào tháng 10 năm ngoái, ông Tập cũng cam kết sẽ thúc đẩy sự phát triển của hai quốc gia và “bảo vệ sự công bằng và công lư quốc tế”.
Cho rằng Bắc Kinh đang đứng ở vị thế tốt trong mối quan hệ với Nga, Tổng thống đắc cử Phần Lan Alexander Stubb tuần trước đă kêu gọi Trung Quốc đóng vai tṛ quan trọng trong các cuộc đàm phán ḥa b́nh giữa Kiev và Moskva.
B́nh luận về việc phương Tây kêu gọi Trung Quốc gây áp lực với Nga, chuyên gia Zhang cho rằng “kỳ vọng đó từ đầu đă bị cường điệu hóa quá mức”.
Ông nói thêm, xét cho cùng, hai nước luôn có chung quan điểm về các vấn đề toàn cầu quan trọng và thường xuyên hành động cùng nhau. Nga cũng đang coi Trung Quốc có tầm quan trọng ngày càng tăng trên mặt trận kinh tế.
Theo Fan Hongda, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, không giống như các nước phương Tây, Trung Quốc có khả năng liên lạc với Nga. Nhưng hiện tại ông không nghĩ rằng Bắc Kinh có thể gây “ảnh hưởng đáng kể” lên Moskva để chấm dứt xung đột.
Ông Andrew Mertha, Giám đốc chương tŕnh nghiên cứu Trung Quốc tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp Johns Hopkins, lưu ư rằng mối quan hệ “không thể phá vỡ” của Trung Quốc với Nga đă khiến phương Tây coi Trung Quốc là “một phần của vấn đề chứ không phải là giải pháp”.
Song ông nói rằng trên thực tế, vai tṛ của Bắc Kinh đă “bị hạn chế nhiều hơn chúng ta nghĩ”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Bà Cheng Chen, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Albany, cho rằng Trung Quốc là cường quốc duy nhất có thể gây “áp lực đáng kể” đối với Nga, v́ đây là “đồng minh chiến lược quan trọng nhất, mặc dù không phải chính thức” của Moskva.
Nhưng theo bà Chen, Trung Quốc đă từ chối kêu gọi Nga nhượng bộ để chấm dứt xung đột v́ nước này coi trọng mối quan hệ đối tác chiến lược của Nga trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Mỹ.
“Phương Tây và Ukraine chắc chắn sẽ muốn Trung Quốc làm nhiều hơn nữa. Nhưng theo quan điểm của Trung Quốc, họ sẽ chỉ làm như vậy”, bà nói.
Vị chuyên gia này cho rằng việc Trung Quốc thiếu tiến bộ trong nỗ lực ḥa giải cũng có thể là do một yếu tố khác – đó là thời gian.
Năm ngoái, khi Trung Quốc cử đặc phái viên hàng đầu Li Hui tới châu Âu, cả Nga và Ukraine đều tin rằng họ có thể đạt được “chiến thắng quyết định” trên chiến trường. Bà cho biết vào thời điểm đó, Ukraine và những nước ủng hộ phương Tây đang tích cực chuẩn bị cho một cuộc phản công lớn.
Nói cách khác, bà nhận định điều kiện cho một giải pháp chính trị vẫn chưa chín muồi.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, ông Vương Nghị, cũng đưa ra nhận xét tương tự tại Hội nghị an ninh ở Munich vào tuần trước. Ông nói rằng các điều kiện “chưa chín muồi” cho cuộc đàm phán giữa các bên, đồng thời kêu gọi giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột này.
Tuy nhiên, từ năm ngoái, t́nh h́nh đă thay đổi đáng kể.
Làn sóng thay đổi của cuộc chiến Ukraine – Nga
Binh sĩ Ukraine sử dụng lựu pháo M777 của Mỹ trong cuộc xung đột với lực lượng Nga ở vùng Kharkiv. Ảnh: AP/TTXVN
Bà Chen cho biết cuộc phản công của Ukraine phần lớn đă thất bại, viện trợ của phương Tây bắt đầu cạn kiệt và các lệnh trừng phạt do phương Tây dẫn đầu vẫn chưa đè bẹp được nền kinh tế Nga. Trên chiến trường, Nga gần đây cũng đă đạt được một số lợi ích chiến thuật.
“Tất cả những yếu tố này đều tạo cơ hội cho Trung Quốc đổi mới nỗ lực đóng vai tṛ dẫn đầu trong việc đạt được giải pháp chính trị cho cuộc xung đột này, vốn sẽ xác định tương lai của châu Âu”, bà giải thích.
Và nếu Trung Quốc thành công trong vai tṛ hoà giải đó, Bắc Kinh có thể nâng tầm ảnh hưởng của họ các nước Nam Bán cầu - gồm các quốc gia đang phát triển, và thậm chí một số nước ở châu Âu.
Hôm 28/2, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Li sẽ thực hiện ṿng ngoại giao con thoi thứ 2 vào tháng tới, nơi ông dự kiến sẽ thăm lại Nga, Ukraine và các quốc gia châu Âu khác.
Nhưng ông Li Ziguo, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Trung Á - Âu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, lập luận rằng việc môi giới ḥa b́nh không phụ thuộc vào Trung Quốc – quốc gia mà ông cho rằng có tư duy giải quyết xung đột, thay vào đó, “ch́a khóa đang do Mỹ nắm giữ”.
Theo ông, nếu Mỹ muốn cuộc chiến này tiếp diễn th́ nước này có thể dồn thêm nguồn lực vào Ukraine. Và nếu Mỹ muốn một thỏa thuận ḥa b́nh th́ họ sẽ buộc ông Zelensky phải ngồi vào bàn đàm phán.
“Những ǵ Trung Quốc có thể làm là hướng sự chú ư đến t́nh h́nh và mong muốn đóng vai tṛ giải quyết vấn đề. Tôi không nghĩ nỗ lực ḥa giải của Trung Quốc có thể tiến xa hơn nếu Mỹ không thay đổi quyết định”, ông nhận định.