Quá tŕnh phi USD thực sự vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới... Nhưng liệu có phải các quốc gia đều đang giảm phụ thuộc vào đồng USD của Mỹ để chuyển sang sử dụng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc?Đây là “bức tranh chân thực” về những ǵ đang thực sự xảy ra với đồng USD và Nhân dân tệ - và điều đó có thể tác động như thế nào đến thị trường thế giới, chia sẻ của các nhà phân tích thuộc FXC Intelligence - công ty dữ liệu tài chính chuyên nghiệp về thanh toán quốc tế, thanh toán thẻ, tiền mă hóa và thương mại điện tử.
Điều ǵ thực sự xảy ra với đồng USD?
Một cuộc nổi loạn đang diễn ra trên thị trường tiền tệ toàn cầu, với ngày càng nhiều quốc gia hạn chế sử dụng đồng USD của Mỹ để chuyển sang đồng nhân dân tệ của Trung Quốc? ít nhất đó là những thông tin vẫn đang lan truyền.
Phi USD hóa là một chiến lược được các quốc gia sử dụng để thách thức vị thế thống trị của đồng USD - Các quốc gia giảm sử dụng đồng USD làm tiền tệ dự trữ, giao dịch hay đo lường giá trị và thúc đẩy thay thế bằng một loại tiền tệ quốc tế khác.
Xu hướng này đă trở thành một chủ đề nóng trong những năm gần đây. Đặc biệt, các quốc gia như Trung Quốc, Nga và các thành viên khác trong khối BRICS được cho là đang dẫn đầu xu hướng truất ngôi đồng bạc xanh.
Trong đó, một số nền kinh tế đang t́m cách phi USD hóa để đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ và các chính sách đối ngoại - chẳng hạn, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc, hay các lệnh trừng phạt của Mỹ đánh vào Nga sau chiến dịch quân sự đặc biệt do nước này triển khai tại Ukraine. Một số quốc gia khác chỉ đơn giản là t́m cách đa dạng hóa tiền tệ, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới phải đối mặt với các điều kiện kinh tế vĩ mô đầy thách thức trong nước.
Ngoài ra, một số chuyên gia và người ủng hộ tiền điện tử cũng nhận định rằng, các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin đang làm xói ṃn sự thống trị của đồng USD.
Nhưng liệu đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc có phải là sự thay thế hấp dẫn nhất?
Hiện nhiều người thường cho rằng, việc các quốc gia đang rời xa đồng USD để chuyển sang đồng Nhân dân tệ đang nằm trong một xu hướng thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, Tổng biên tập của FXC Intelligence Lucy Ingham lại khẳng định, “câu chuyện này đă bị phóng đại quá mức và không đưa ra bức tranh chân thực về những ǵ đang thực sự xảy ra”. Phân tích của FXC Intelligence dưới đây là bằng chứng thực tế về quyền bá chủ toàn cầu của đồng USD.
Đúng, phi USD hóa đang diễn ra, nhưng theo bộ dữ liệu mới nhất được công bố từ IMF, đồng USD hiện chiếm 59,17% dự trữ ngoại hối được phân bổ trên toàn cầu, trong quư III/2023. Trong khi đó, Nhân dân tệ – tiền tệ mà nhiều người cho là mối đe dọa lớn nhất đối với đồng bạc xanh – chỉ chiếm 2,37% dự trữ trong cùng thời kỳ, với phần lớn trong số đó hiện được Nga nắm giữ, sau khi Mỹ áp các các lệnh trừng phạt nặng nề lên nền kinh tế nước này.
Dữ liệu của FXC Intelligence cho thấy, tỷ trọng của đồng bạc xanh trong dự trữ ngoại hối được phân bổ toàn cầu đă giảm khoảng 6% kể từ đầu năm 2016.
Trong khoảng thời gian gần 8 năm đó, các quốc gia đă đa dạng hóa dự trữ ngoại hối bằng nhiều loại tiền tệ – không chỉ là Nhân dân tệ - nó bao gồm đô la Canada, đo la Australia, đồng Yên của Nhật Bản và bảng Anh...
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, quá tŕnh phi USD hóa đang diễn ra, nhưng nó không chỉ đơn giản là sự chuyển dịch từ USD sang Nhân dân tệ và nó cũng không hề diễn ra nhanh chóng”, chuyên gia Ingham khẳng định.
Thay vào đó, đây là một quá tŕnh khá chậm chạp trong vài thập kỷ, khi các quốc gia chuyển sang sử dụng nhiều loại tiền tệ hơn, để nâng cao khả năng pḥng ngừa rủi ro hơn, trước những cú sốc địa chính trị có thể xảy ra trong tương lai.
Sức mạnh của Nhân dân tệ đến đâu?
Nếu Nhân dân tệ tiếp tục tốc độ tăng trưởng hiện tại (không tính đến các yếu tố kinh tế và địa chính trị tiềm ẩn có thể định h́nh lại trật tự thế giới), FXC Intelligence dự đoán, đồng tiền của nền kinh tế thứ hai thế giới mới chỉ đạt khoảng 6% dự trữ toàn cầu vào cuối năm 2034.
Điều này khẳng định thêm những ǵ Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jannet Yellen đă đề cập vào năm ngoái rằng, đồng USD đóng vai tṛ quan trọng trong hệ thống tài chính thế giới v́ những lư do rất chính đáng mà không quốc gia nào khác có thể bắt chước, kể cả Trung Quốc.
"Chúng ta có thị trường tài chính mở có tính thanh khoản cao, luật pháp mạnh mẽ và thiếu các biện pháp kiểm soát vốn mà không quốc gia nào có thể sao chép được”, Bộ trưởng Yellen khẳng định.
Tuy nhiên, hiện có một số lĩnh vực đồng Nhân dân tệ đang chiếm ưu thế. Chẳng hạn, các nhà phân tích đă xác định sự gia tăng mạnh mẽ trong việc sử dụng Nhân dân tệ trong thương mại đến và đi từ Trung Quốc – với tỷ lệ đồng USD giảm ở mức tương tự.
Tháng 10/2023, Reuters đưa tin, một công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc và công ty năng lượng của Pháp đă hoàn tất giao dịch khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thanh toán bằng nội tệ của Trung Quốc thông qua Sàn giao dịch dầu mỏ và khí đốt tự nhiên Thượng Hải.
Đồng Nhân dân tệ cũng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong các khoản thanh toán Swift do khách hàng và tổ chức thực hiện trên toàn cầu trong vài năm qua.
Nhưng trong cùng thời gian này, đồng USD cũng đă chứng kiến sự tăng trưởng - mà bằng chứng là câu chuyện về tỷ giá giữa đồng USD và Nhân dân tệ.
Như vậy, thực tế mà cụ thể là dữ liệu của FXC Intelligence và IMF đă chứng minh, sẽ phải mất một thời gian rất dài để một loại tiền tệ có thể thực sự hạ bệ được đồng USD. V́ vậy, nếu bạn hay nhà đầu tư đang chọn nắm giữ tài sản bằng đồng USD, tức là sức mua, tiết kiệm và đầu tư dài hạn của bạn có thể sẽ vẫn an toàn.
Tuy nhiên, nếu bạn lo ngại về sự suy giảm sức mạnh của đồng bạc xanh, bạn có thể muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư, th́ vàng đang là một lựa chọn thay thế tuyệt vời, v́ không giống như đồng USD, vốn đă mất 98% sức mua kể từ năm 1971, sức mua của vàng vẫn ổn định hơn theo thời gian.
Sức mua đề cập sức mạnh của một loại tiền tệ cụ thể liên quan đến tổng lượng hàng hóa và dịch vụ có thể được mua thông qua một đơn vị. Do đó, sức mạnh của đồng USD dường như đă giảm mạnh trong 5 thập kỷ qua.
|
|