Dữ liệu cho thấy nhiệt độ trung b́nh toàn cầu trong 12 tháng qua cao hơn kỷ lục ở mức 1,56 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Các nhà khoa học cho biết tháng 2/2024 là tháng ấm nhất trong lịch sử toàn cầu và là tháng thứ chín liên tiếp nhiệt độ phá kỷ lục so với cùng thời điểm trong lịch sử.
Dữ liệu từ cơ quan biến đổi khí hậu Copernicus của EU cho thấy nhiệt độ bề mặt nước biển toàn cầu cũng đang ở mức cao nhất được ghi nhận.
Dữ liệu cho thấy tháng 2 ấm hơn 1,77 độ C so với mức trung b́nh trong thời kỳ tiền công nghiệp, từ năm 1950 đến năm 1900 và 0,81 độ C từ năm 1991 đến năm 2020. Nhiệt độ trung b́nh toàn cầu trong 12 tháng qua - từ tháng 3/2023 đến tháng 2/2024 - cao kỷ lục, ở mức 1,56 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.Copernicus cho biết nhiệt độ trung b́nh hàng ngày trên toàn cầu “đặc biệt cao” trong nửa đầu tháng, cao hơn 2 độ C so với giai đoạn 1850-1900 trong 4 ngày 8-11/2/2024.
Mùa đông ở châu Âu, từ tháng 12 đến tháng 2, là mùa đông ấm thứ hai được ghi nhận ở lục địa này.
Nhiệt độ bề mặt biển trung b́nh toàn cầu trong tháng 2, ngoài các vùng cực, đạt kỷ lục cao nhất với mức 21,06 độ C, vượt mức 20,98 độ C vào tháng 8/2023.
Copernicus cho biết nhiệt độ mặt nước biển trung b́nh hàng ngày đạt mức cao tuyệt đối mới là 21,09 độ C vào cuối tháng.
“Tháng hai nối tiếp chuỗi kỷ lục dài trong vài tháng qua. Dù vậy, điều này không thực sự đáng ngạc nhiên v́ sự nóng lên liên tục trong hệ thống khí hậu chắc chắn sẽ dẫn đến những hiện tượng nhiệt độ cực đoan mới”, Carlo Buontempo, giám đốc Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus cho biết.
“Khí hậu phản ứng với nồng độ thực tế của khí nhà kính trong khí quyển, nếu không cố gắng ổn định chúng, chúng ta chắc chắn sẽ phải đối mặt với những kỷ lục nhiệt độ toàn cầu mới và hậu quả của chúng”, ông cho biết thêm.
“Hiện nay có nhiều bằng chứng chỉ ra thực tế rằng khí hậu của chúng ta đang nóng lên, nếu bạn muốn phủ nhận biến đổi khí hậu”, tiến sĩ Friederike Otto, giảng viên cao cấp về khoa học khí hậu tại Đại học Hoàng gia London, cho biết. “Hàng tỷ phép đo từ các trạm thời tiết, vệ tinh, tàu và máy bay chỉ ra một thực tế cơ bản là hành tinh của chúng ta đang nóng lên với tốc độ nguy hiểm”.
“Mọi người không nên ngạc nhiên khi chúng ta phá thêm một kỷ lục nữa. Con người tiếp tục đốt dầu, khí đốt và than đá nên khí hậu tiếp tục nóng lên. Đó là một mối quan hệ rơ ràng. Không có viên đạn bạc hay giải pháp kỳ diệu nào cho vấn đề biến đổi khí hậu. Chúng tôi biết phải làm ǵ: Ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch và thay thế chúng bằng các nguồn năng lượng tái tạo, bền vững hơn. Cho đến khi chúng ta làm được điều đó, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu sẽ tiếp tục hủy hoại cuộc sống và sinh kế”, ông nói.
|