Asia Thế lực kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Breaking News | Tin Nóng > Breaking News | Tin Sốt


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Hong Kong Icon Thế lực kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á

The Bustling Street Scene Of Bangkok, China Town, Thailand

Tại Indonesia, người Hoa chiếm 2,5% trong số 200 triệu dân, nhưng lại kiểm soát tới trên 70% nền kinh tế. Tại Thái Lan, người Hoa chiếm 10% dân số, nhưng chiếm trên 90% vốn của các doanh nghiệp và trên 50% vốn của ngành ngân hàng. Tại Philippin người Hoa chiếm chưa đầy 2% dân số, nhưng chiếm trên 35% kim ngạch thương mại.

Người Hoa kiều chủ yếu tập trung ở Đông Nam Á với dân số lên tới trên 24 triệu người, chiếm 80% tổng người Hoa hải ngoại trên toàn thế giới. Năm nước có người Hoa kiều tập trung đông nhất là Malaysia (6,7 triệu), Indonesia (trên 2,8 triệu), Thái Lan (9,4 triệu), Singapore (hơn 2,5 triệu chiếm 80% dân số) và Philippin khoảng gần 1,4 triệu. Trong số này, có tới trên 80% người Hoa đă nhập quốc tịch nước sở tại.

Tài liệu khảo cứu của Trung Quốc cho biết hồi đầu thế kỷ 12 thời Nam Tống, người Hoa bắt đầu di cư ra nước ngoài và chủ yếu xuống khu vực Đông Nam Á Đến thế kỷ 16, có khoảng hơn 100.000 người Hoa ở khu vực này. Thời “Chiến tranh nha phiến”, có tới trên 1 triệu người Hoa ở nước ngoài. Trước ngày Trung Quốc giải phóng năm 1949, có hơn 10 triệu người Hoa ở nước ngoài, chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á. Kể từ sau năm 1949 tới nay, số lượng người Hoa trên thế giới tăng vọt.

Tờ “Thời báo Trung Quốc” của Đài Loan cho biết tính tới giữa thập niên 1990, số lượng người Hoa ở hơn 160 nước và khu vực trên thế giới chừng hơn 30 triệu người. Tờ “Người hướng dẫn khoa học Cơ đốc giáo” của Mỹ cho biết, người Hoa trên thế giới có 30 triệu đến 40 triệu người.

Theo tạp chí “The Economist”, tiềm lực kinh tế người Hoa ở nước ngoài rất hùng hậu. Tài sản của người Hoa sống ngoài Trung Quốc đại lục (kể cả Hong Kong và Đài Loan) ước tính vào khoảng 1.500 - 2000 tỉ USD. Nếu trừ Hong Kong và Đài Loan, tài sản của người Hoa vẫn tới 920 tỉ USD. Dự trữ ngoại tệ của người Hoa ở nước ngoài năm 1992 tới trên 300 tỉ USD, trong khi dự trữ ngoại tệ cùng thời điểm của Trung Quốc lục địa cộng với Đài Loan, Hong Kong, Ma Cao cũng chỉ có hơn 400 tỉ USD.

Cuốn sách nhan đề “Khảo luận kinh tế người Hoa ở nước ngoài” xuất bản năm 1983 cho biết vốn kinh doanh của người Hoa ở nước ngoài khi đó đă lên tới 95 tỉ USD tiền vốn, trong đó có 65 tỉ USD ở Đông Nam Á. Tới nay, con số này đă được nhân lên gấp bội.

Tờ “Tiếng nói Hoa Kiều” của Trung Quốc cho biết tài sản của ngân hàng và công ty tài chính của người Hoa ở Đông Nam Á lên tới trên 50 tỉ USD. Người Hoa cũng nắm huyết mạch kinh tế của nhiều nước.

-Tại Indonesia, người Hoa chiếm 2,5% trong số 200 triệu dân, nhưng lại kiểm soát tới trên 70% kinh tế nước này - trong đó kiểm soát trên 75% ngành sản xuất bánh ḿ, miến, kiểm soát 80% ngành may mặc, 65% ngành nhuộm và 80% ngành lâm sản. Cuối năm1993, 68% doanh nghiệp quy mô lớn của Indonesia do người Hoa kiểm soát.

-Tại Thái Lan, người Hoa chiếm 10% dân số, nhưng chiếm trên 90% vốn của các doanh nghiệp và trên 50% vốn của ngành ngân hàng. Những ngân hàng quy mô lớn của người Hoa ở Thái Lan như Ngân hàng Thái Kinh có vốn tới 6,9 tỉ USD, Ngân hàng Nông dân Thái Hoa trên 6,7 tỉ USD, Ngân hàng điện tín Châu Á khoảng 5 tỉ USD, Ngân hàng Băng Cốc 6,2 tỉ USD, Ngân hàng Hoa Thái 6,7 tỉ USD, Ngân hàng thương mại Viễn La 4,6 tỉ USD. Ngân hàng và công ty tài chính của người Hoa ở Thái Lan có tài sản tới trên 22,2 tỉ USD lớn hơn tài sản 21,8 tỉ USD của Chính phủ và Hoàng gia Thái Lan cộng lại. Chính v́ vậy mà địa vị người Hoa ở Thái rất cao, nhiều người gốc Hoa từng làm thủ tướng Thái Lan như Thủ tướng bị lật đổ Thaksin. Người gốc Hoa cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể trong Chính phủ Thái Lan.

-Tại Philippin người Hoa chiếm chưa đầy 2% dân số, nhưng chiếm trên 35% kim ngạch thương mại của nước này. Thời gian qua, cũng có người gốc Hoa làm Tổng thống Philippin như Tổng thống Acquino.

-Tại Malaysia, người Hoa kiểm soát gần hết những huyết mạch kinh tế của nước này. V́ vậy, địa vị và quyền lợi của người Hoa rất lớn trên chính trường cũng như trong kinh doanh, giáo dục.

-Tại Singapore, do người Hoa chiếm tới 80% dân số, nên họ kiểm soát tất cả các mặt của đất nước từ chính quyền nhà nước tới các doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, người Hoa tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh tế, tập trung chủ yếu vào các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, thậm chí cả ở lĩnh vực khác như bất động sản và tài chính.

Theo thống kê top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán hiện nay có tới hơn 10 doanh nhân là người gốc Hoa. Những gia tộc Hoa kiều nổi tiếng ở Việt Nam là những người tạo nên những thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam như Kinh Đô, Thiên Long, Minh Long, Biti’s, Thành Thành Công,...

Dẫn đầu trong nhóm người gốc Hoa giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay là doanh nhân Trần Lệ Nguyên, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Kinh Đô (Kido) - được biết đến là "vua bánh kẹo" ở Việt Nam. Gần đây Kido c̣n thao túng thị trường dầu ăn thông qua việc mua lại 51% cổ phần tại Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex), và 65% cổ phần tại Dầu Tường An.

Tập đoàn Kido được sáng lập bởi nhóm cổ đông là 2 cặp vợ chồng gồm: ông Trần Kim Thành và vợ là Vương Bửu Linh; ông Trần Lệ Nguyên và vợ là Vương Ngọc Xiểm, cả 4 người đều là doanh nhân gốc Hoa, và một thành viên khác là ông Wang Ching Hua. Các thành viên trong ban điều hành cũng đều là người nhà của Chủ tịch và Tổng giám đốc.

Doanh nhân gốc Hoa nổi tiếng tại Việt Nam phải kể đến là ông Trầm Bê và Đặng Văn Thành – hai tên tuổi gắn liền với lịch sử của Ngân hàng TMCP Sài G̣n Thường Tín (Sacombank).

Từ cuối thập niên 1980, hai vợ chồng ông Đặng Văn Thành bắt đầu khởi nghiệp với cơ sở sản xuất cồn, CO2 và mật rỷ đường. Nếu tên tuổi bà Ngọc gắn với ngành mía đường và Thành Thành Công th́ ông Đặng Văn Thành gắn liền với ngành ngân hàng và là “cha đẻ” của Ngân hàng Sacombank. Hiện tập đoàn Thành Thành Công đang chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ 2 là bà Đặng Huỳnh Ức My - cũng là một trong những tỷ phú gốc Hoa trên sàn chứng khoán Việt hiện nay.

Gia đ́nh họ Đặng trước đây là cổ đông sáng lập ngân hàng Sacombank trước khi bị thâu tóm bởi nhóm cổ đông ngân hàng Phương Nam do ông Trầm Bê đứng đầu.

Ông Trầm Bê vốn dấn thân vào con đường kinh doanh và đă tạo nên một đế chế vững mạnh trong nhiều lĩnh vực. Sau khi đạt được không ít thành công, vào năm 2004, đại gia gỗ và bất động sản Trầm Bê dù không có nghề ngân hàng nhưng nhờ có tiền đă trở thành thành viên HĐQT Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) và sau đó sáp nhập vào ngân hàng Sacombank.

Dù đang vướng vào ṿng lao lư, ông Trầm Bê vẫn được xem là một trong những doanh nhân gốc Hoa thành công khi tạo được đế chế của riêng ḿnh.

Biti’s được gia đ́nh doanh nhân gốc Hoa Vưu Khải Thành thành lập từ những năm đầu thập niên 80. Thập niên 90, Biti’s là thương hiệu nổi tiếng thậm chí c̣n thành công khi tấn công thị trường Tây Nam Trung Quốc với sản phẩm chất lượng, có giá cả phải chăng.

Vốn là người gốc Hoa, ông Thành khá am hiểu tính cách, sở thích của người Trung Quốc đi bộ nhiều nên ưu tiên lựa chọn sản phẩm bền, giá cả phải chăng. Kết quả là thương hiệu này hiện diện khắp nới từ Vân Nam, Trùng Khánh, Quảng Tây, Quảng Đông,… đến cả Bắc Kinh, Thượng Hải.

Hiện nay Biti’s đang có sự trở ḿnh phù hợp với xu hướng trẻ và mới đây là cơn băo Biti’s Hunter. Đứng sau thay đổi của Biti’s là bóng dáng của Vưu Lệ Quyên, Phó tổng giám đốc Biti’s. Vưu Lệ Quyên là một trong ba người con của doanh nhân Vưu Khải Thành. Người con gái thứ trong gia đ́nh Biti’s là Vưu Lệ Minh cũng làm việc tại công ty được 5 năm.

Được mệnh danh là công ty gốm sứ số 1 Việt Nam, Minh Long là thương hiệu lớn không chỉ ở Việt Nam mà c̣n gây tiếng vang trên thế giới. Thành lập từ năm 1970 bởi doanh nhân gốc Hoa Lư Ngọc Minh và một người bạn, sản phẩm Minh Long hiện đă có mặt tại nhiều quốc gia.

Năm 1990, Minh Long là một trong những doanh nghiệp dân doanh nhận được giấy phép xuất khẩu đầu tiên và liên tiếp 5 năm sau tỷ trọng hàng xuất khẩu chiếm tới 98% sản lượng.

V́ sao Hoa Kiều luôn thành công?

Nếu người Do Thái được đánh giá là những thiên tài trong lĩnh vực học thuật và hoạt động trí tuệ, th́ người Hoa nói chung và người Trung Quốc nói riêng lại vô cùng xuất sắc trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh hay mua bán.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, cộng đồng Hoa kiều đều tồn tại và phát triển vượt bậc về kinh tế so với lớp dân bản địa cùng thời ḱ. Thậm chí, ở một số quốc gia, trong đó có cường quốc số một thế giới là Mỹ, người Hoa đă thành lập một cộng đồng Hoa Kiều riêng với tên gọi là China Town. Nh́n cách thức mà những người Hoa lập nên các China Town (Phố Người hoa) trên khắp thế giới, người ta có thể suy ra phần nào bí quyết kinh doanh thành công của Hoa kiều.

China Town thoạt đầu chỉ là nơi những người Hoa đầu tiên di cư đến đó tập hợp lại với nhau để cùng sinh sống và phát triển. Người Hoa rất tôn trọng sức mạnh của bang hội và có tính cộng đồng cực ḱ cao. Khi dư cư đến một đất nước xa lạ, người Hoa sẽ t́m nơi có nhiều đồng hương nhất để sinh sống, thay v́ t́m nơi người khác nhận định là tốt nhất để sống.

Trong kinh doanh đầu tư mua bán cũng vậy, những người bán cùng một loại hàng hóa thường tập trung mua bán ở gần nhau và thành lập các bang hội nhằm duy tŕ, bảo vệ, cũng như để nâng đỡ, tạo cơ hội cho tất cả mọi người đều có thể gây dựng sự nghiệp riêng. Thay v́ cạnh tranh, họ chọn cách đoàn kết. Đoàn kết để cùng sống và phát triển. Bằng cách này, họ tạo thành một lực lượng hùng mạnh giữa một đất nước xa lạ và thậm chí dần dần chiếm cứ độc quyền được một lĩnh vực hay một loại sản phẩm nào đó.

Cho đến nay, khái niệm bang hội trong các China Town hầu như đă rất phổ biến. Nó cũng trở thành một nét văn hóa rất riêng biệt của China Town và không ít lần có mặt trong các bộ phim nói về giới Hoa kiều khắp thế giới.

Trang Web “Hoa kiều” của Trung Quốc dẫn phát biểu của Giáo sư Lâm Kim Chi, Đại học Hạ Môn cho biết Trung Quốc đă thu hút FDI được 825 tỉ USD, vốn đăng kư nước ngoài tới 484 tỉ USD vào hơn 203.208 hạng mục công tŕnh và xí nghiệp, riêng năm 2000 thu hút FDI được được 60 tỉ USD. Trong số này tới trên 55% của Hoa kiều, chủ yếu ở ĐNA đầu tư về nước.

Thời gian qua, Trung Quốc rất chú trọng tới chính sách và ưu đăi đối với Hoa Kiều, v́ sự cống hiến và đóng góp kinh tế tài chính của họ cho công cuộc xây dựng kinh tế đất nước. Ngoài ra, Hoa Kiều ở những nước công nghiệp phát triển c̣n cung cấp cho Trung Quốc đại lục nhiều khoa học kỹ thuật và các công nghệ hiện đại của thế giới để Trung Quốc nhanh chóng đạt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt bậc thời gian qua.

Một yếu tố khác giúp người Hoa thành công trên đất khách chính là tính chăm chỉ cần kiệm. V́ được giáo dục như thế từ khi c̣n rất nhỏ, người Hoa không ngại khó, ngại khổ, không bao giờ ngại làm các công việc bị cho là thấp hèn. Chính tại Việt Nam, vào những thập niên đầu thế kỉ 20, rất nhiều tấm gương Hoa kiều làm giàu từ gánh ve chai hay gánh hàng rong rất nhỏ đă trở thành giai thoại. Cho đến hôm nay, địa danh Sài G̣n Chợ Lớn đă trở thành một phố China Town tại Việt Nam.

Người Hoa cũng rất tôn trọng quy tắc “nghề gia truyền”. Những người theo nghề thương luôn giấu nhẹm các mối quan hệ đối tác làm ăn cùng kỹ năng buôn bán. Sổ ghi danh sách đối tác làm ăn luôn được bảo mật. Quan hệ mối lái, giao thương được giấu kín.

Họ làm điều này là có cái lư của họ, họ đă rày công ṃ mẫm công thức để có bí quyết riêng th́ có quyền giấu và truyền lại đời con cháu họ. Người làm ra công thức cũng có quyền không truyền lại cho người thân. “Mất ḷng trước đặng ḷng sau mà”, nhờ vậy mà họ giàu truyền đời và đối tác luôn ráng duy tŕ hợp tác duy tŕ chữ tín với họ. Đó cũng là một phần lư do v́ sao hầu hết những đế chế kinh doanh của Hoa kiều đều là những công ty, tập đoàn mang tính "gia đ́nh trị".
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Gibbs's Avatar
Release: 01-19-2022
Reputation: 580321


Profile:
Join Date: Nov 2006
Posts: 24,961
Last Update: 01-19-2022 : 06:01 Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	sdfxgsdgf.jpg
Views:	0
Size:	97.1 KB
ID:	1983658
Gibbs_is_offline
Thanks: 27,298
Thanked 17,273 Times in 7,540 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 691 Post(s)
Rep Power: 72 Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Old 03-09-2024   #2
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 24,961
Thanks: 27,298
Thanked 17,273 Times in 7,540 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 691 Post(s)
Rep Power: 72
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

Thế giới gọi phố Tàu là China town, nhưng riêng ở Việt Nam th́ không gọi như thế cho dù khu Chợ Lớn ở thành phố Hồ Chí Minh chính là China town ( phố Tàu). Với tôi, có lẽ danh từ “ phố Tàu” gần bản chất với những khu người Hoa sống và làm ăn tập trung như thế hơn cái tên China town nghe có vẻ như muôn vàn cái tên khác chẳng chết ai.
China town sinh ra từ bao giờ tôi không rơ. Các cuộc di dân trên thế giới đă bắt đầu diễn ra từ khi có lịch sử loài người. Nhưng riêng đối với người Tàu th́ các cuộc di dân có những tính chất khác biệt. Người Tàu đi khắp thế giới. Ở đâu cũng có người Tàu từ một thị trấn nhỏ xa xôi đến những thành phố sầm uất. Và ở đâu, người Tàu cũng cụm lại với nhau và dựng lên khu vực riêng của họ mang tên China town - phố Tàu.
Các cộng đồng khác như Nhật, Nga, Đức, Pháp...và những người hồi giáo là những cộng đồng có những cuộc di dân lớn. Ở đâu, những người cùng chủng tộc hay tôn giáo cũng t́m cách sống cụm vào nhau do những yêu cầu về văn hóa và sinh sống. Nhưng không một cộng đồng nào có thể làm lên một thứ có tên là China town - phố Tàu.
Trước năm 1992, tôi không hiểu ǵ về China town - phố Tàu ngoài nghĩa “ một cộng đồng di dân người Trung Quốc sống tập trung”. Vào tháng 7 năm 1992, tôi được Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc mời đến thăm Úc. Trong chuyến đi ấy, tôi đă đọc một cuốn sách nghiên cứu về China town của một nhà nghiên cứu Úc. Tôi xin tóm tắt những ǵ tác giả này viết về China town :
Khi China town được dựng lên, chúng ta ( người Úc ) đến đó với tinh thần đi thăm quan một cộng đồng di dân có một nền văn hóa khác biệt. China town lúc đầu giống như một hội chợ của người Trung Quốc tổ chức trên đất Úc. Chúng ta đến đó xem họ múa lân và thưởng thức các món ăn Trung Quốc. Chúng ta thực sự thấy vui vẻ khi trên đất nước chúng ta có một cộng đồng đầy bản sắc bởi Úc là một đất nước đa bản sắc nên sự chấp nhận các cộng đồng khác không có ǵ quá khó khăn.
Rồi chúng ta lăng quên đi. Mười năm sau chúng ta trở lại China town. Chúng ta giật ḿnh. China town đă phát triển quá nhanh. Nhưng điều đáng suy nghĩ nhất là China town không phải là khu cộng đồng của người Trung Quốc định cư trên đất Úc hay là một hội chợ của Trung Quốc nữa mà nó đă biến thành một tiểu Trung Quốc trên đất Úc với sức ảnh hưởng không nhỏ của nó. China town này muốn mở rộng măi măi và muốn Trung Quốc hóa những khu vực mà China town lấn tới. Đến lúc này, niềm vui và tính ṭ ṃ của chúng ta về tṛ múa lân cùng với hương vị của ẩm thực Trung Quốc không c̣n mà thay vào đó là một nỗi lo sợ.
Nỗi sợ hăi của tác giả cũng là nỗi sợ hăi của rất nhiều người ở những quốc gia mà những người Trung Quốc đến định cư và làm mọc lên những China town. Ứng cử viên Tổng thống Mỹ Donald Trump đă liên tục cảnh báo người Mỹ về mối nguy hiểm của con bạch tuộc mang tên Trung Quốc. Và trrong cách nh́n của tôi th́ các China town là những cái hang của con bạch tuộc đó.
Đọc trên trang web SOI, tôi thấy một bài viết rất hay về hội họa Kenya trong một triển lăm quốc tế. Điều bài báo nói đến là “ một triển lăm hội họa Kenya ( Châu Phi ) nhưng lại là tranh đặc Tàu của các họa sỹ người Hoa định cư ở đó. Một cú đánh trắng trợn và một cái chết thảm thương của nền hội họa của nước Châu Phi này.
Nhớ lại cuộc cải tạo tư sản sau năm 1975 ở thành phố Hồ Chí Minh. Người ta có thể vẫn tranh luận về cuộc cải tạo này khi bàn đến lịch sử sau 1975 của Việt Nam và đặc biệt khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng một điều tôi muốn nói đến là việc “xóa” đi hệ thống tài phiệt người Hoa ở Chợ Lớn. Nếu không, nền kinh tế Việt Nam bây giờ sẽ chịu chi phối c̣n khủng khiếp hơn nhiều lần của những người Hoa ở cái quận 5 với diện tích khiêm tốn đó. Cuộc cải tạo tư sản lúc đó và sự ra đi khỏi Việt Nam của hàng trăm vạn người Hoa đă tháo đi một phần mối hiểm họa khổng lồ cho Việt Nam sau này. Nhưng chúng ta đâu ngờ, sau gần một nửa thế kỷ, người Trung Quốc đang trở lại Việt Nam với không ít thách thức và đe dọa về nhiều mặt như văn hóa, môi trường, kinh tế và cả an ninh.
Tôi đă nói khá kỹ về phần nghiên cứu về China town của nhà nghiên cứu xă hội Úc trên một tờ báo trong nước từ những năm 1990 của thế kỷ trước. Tất nhiên ư kiến về một nguy cơ có vẻ “xa xôi” này chẳng làm ai chú ư. Giống như khởi đầu của những China town - phố Tàu trong những ngày đầu xuất hiện.
NGHIÊN CỨU SINH
Trong một tài liệu nghiên cứu của của một tác giả Mỹ cho thấy : từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, hàng năm Trung Quốc gửi từ 70 đến 80 ngàn nghiên cứu sinh, sinh viên đến Mỹ. Những nghiên cứu sinh này được nhận học bổng toàn phần của chính phủ Trung Quốc. Họ học hành rất chăm chỉ. Sau khi kết thúc thời gian học của ḿnh, họ t́m cách ở lại làm việc trong các cơ quan, trường đại học, viện nghiên cứu... của Mỹ rồi dần dần trở thành công dân Mỹ.
Tác giả đưa ra tài liệu này nói : việc các nghiên cứu sinh Trung Quốc ở lại Mỹ là chủ trương của chính phủ Trung Quốc. Tài liệu này cảnh báo về nguy cơ người Trung Quốc sẽ “ăn rỗng” các cơ quan của Mỹ. Đây thực sự là một chiến lược lâu dài của Trung Quốc trong mưu đồ bành trướng của họ.
Nhiều người chúng ta không thể quên tư liệu về cố Tổng bí thư Lê Duẩn khi gặp Mao Trạch Đông. Lúc đó, Mao Trạch Đông đă công khai về chiến lược đưa người Trung Quốc trước hết đến các nước trong khu vực trong đó có Việt Nam bằng nhiều h́nh thức. Chính cố Tổng bí thư Lê Duẩn đă t́m mọi cách chống lại việc Trung Quốc đưa công nhân và lính Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian chiến tranh trên danh nghĩa giúp đỡ Việt Nam chống lại quân đội Mỹ. Nhưng thực chất lúc đó, Trung Quốc đă bắt tay Mỹ và phản bội lại người Việt Nam trong cuộc chiến tranh này.
Tôi đă từng viết về một thanh niên Trung Quốc bán trứng ở Australia. Anh ta kiên nhẫn ngày ngày xách một khay trừng đi bán. Sự kiên nhẫn của anh mà tôi nh́n thấy làm cho tôi nghĩ rằng sẽ không có ǵ có thể làm cho sự kiên nhẫn của anh ta gục ngă. Dù anh ta không nói nhưng tôi biết bên trong đôi mắt một mí kia là một tham vọng ghê gớm và một sự kiên nhẫn kinh hoàng. Đă có những người Trung Quốc nhẫn nại bán từng gói lạc rang húng ĺu, từng chiếc bánh bao nhân thịt…trở thành những tỉ phú. Và người thanh niên bán trứng kia cũng mang tham vọng ấy.
Và lúc này, tôi muốn nói về Lou, một sinh viên Trung Quốc theo học ở Mỹ. Tôi gặp Lou ở nhà một giáo sư Mỹ. Người giáo sư bạn tôi thấy gia đ́nh Lou khó khăn đă giúp đỡ cậu bằng cách đưa cậu về ở nhà ḿnh. Lou ở trong một căn pḥng nhỏ dưới tầng hầm. Cậu nói bố mẹ cậu làm công nhân và thật khó để kiếm được số đô la cho cậu đóng tiền học ở mức thấp nhất trong một năm.
Nhưng sau một năm, cậu đă t́m cách xin được học bổng toàn phần. Cậu cứ lặng lẽ gặp từng giáo sư Mỹ dạy cậu và những người có liên quan ở trường và cuối cùng cậu đă “thắng” từng giáo sư dẫn đến “thắng” tất Hội đồng giáo sư và họ đồng ư trao học bổng toàn phần cho cậu. Và hàng ngày, cậu vẫn lặng lẽ lên xe của con cái chúng ta để đi nhờ đến trường trong tuyết lạnh.
Một buổi sáng tôi nh́n thấy cậu ăn mỳ tôm với sườn nướng mà chúng tôi nướng từ chiều hôm trước chưa ăn hết. Cậu ngồi ăn kiên nhẫn không để lại một chút thịt nào trên cái xương sườn đó. Đó là mỳ tôm Hảo Hảo mà chúng tôi mang từ Việt Nam sang và sườn nướng ướp theo kiểu Mỹ.
Có thể, mỳ tôm và sườn nướng kia không hợp với khẩu vị của cậu như há cảo, vằn thắn, màn thầu… Nhưng mỳ tôm của ai, sườn nướng ướp gia vị ǵ không quan trọng với cậu lúc này. Cậu cần phải ăn và cần phải đi tiếp con đường đă vạch trong đầu cậu và có thể cả những tham vọng phía sau đôi mắt một mí ấy.
Trong mấy ngày ở trong ngôi nhà người bạn giáo sư, tôi thấy cậu mang dáng vẻ của một cậu bé con nhà ngèo và yếu thế qua cách ăn nói, đi đứng. Nhưng có thể đến một ngày nào đó, cậu bỗng hiện ra là một người khác và mua một biệt thự sang trọng, giành lấy một trang trại… và đến lúc dựng lên một cái China town và biến nơi cậu ở nhờ thành vương quốc của người Trung Quốc và biến những người giúp đỡ cậu trở thành người làm thuê cho cậu chứ không phải ở trong một pḥng dưới tầng hầm mà người ta giành cho cậu với sự chia sẻ và biến những người khác thành kẻ cầu xin ḿnh. Nhưng bây giờ, cậu chỉ là một sinh viên như con cái chúng ta. Cậu đang cầu xin người khác hăy thương cậu, hăy giúp cậu. Và với ḷng nhân ái, những người tốt đă đưa bàn tay về phía cậu. Đấy là một trong những tính cách của người Trung Quốc
Năm 2009, trên báo Vietnamnet, tôi đă chủ tŕ bàn tṛn với các nhà nghiên cứu kinh tế là bà Chi Lan, ông Nguyễn Minh Phong và ông Thân Đức Việt về “cuộc xâm lăng của hàng giả, hàng độc hại Trung Quốc vào Việt Nam”. Sau đó, tham tán kinh tế - thương mại của sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội ông Hồ Tỏa Cẩm đă làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông để phản đối nội dung của bàn tṛn này. Ông Hồ Tỏa Cẩm khẳng định t́nh hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng thực tế đă phản lại những tuyên bố của ông ta về t́nh hữu nghĩ Trung Quốc - Việt Nam. Càng ngày, chúng ta càng nhận rơ những ǵ mà Trung Quốc đă và đang làm với Việt Nam đặc biệt vấn đề biển đông mà người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam thường xuyên lên tiếng phản đối.
Việc đưa người Trung Quốc đến các quốc gia trên thế giới để từng bước mở rộng “ biên giới” Trung Quốc trên thế giới là một chiến lược không thay đổi và càng ngày càng được thực hiện một cách quyết liệt mà một h́nh thức rất phổ biến là China town. Đă từ lâu, thế giới đă cảnh báo về điều này. Mối đe dọa của Trung Quốc mà tôi tạm gọi bằng một cái tên chung là China town không chỉ là mối đe dọa đối với các quốc gia nhỏ mà đối với cả những quốc gia lớn như Mỹ hay Úc.
Bài viết của : Nguyễn Quang Thiều
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Old 03-10-2024   #3
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 24,961
Thanks: 27,298
Thanked 17,273 Times in 7,540 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 691 Post(s)
Rep Power: 72
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

Thằng Chầy đi chơi đến 11 giờ đêm mới về, thấy thằng Cối vẫn bật đèn đọc sách.
Nó hỏi thằng Cối đọc ǵ mà say mê thế.
Thằng Cối nhổm dậy nói:
- Em đang nghiên cứu về người Tàu, đặc biệt về các China Town của họ khắp trên thế giới.
Mấy chục năm về trước các Chína Town ám chỉ là nơi người Tàu sống, nhưng đến nay nó đă trở thành một nước Trung Quốc thu nhỏ tại quốc gia sở tại.
Bàn tay của Đảng cộng sản Trung Quốc tḥ ra tận hải ngoại để chỉ đạo điều hành, có các chi bộ cộng sản giám sát mọi hoạt động, họ t́m mọi cách đưa người Tàu vào các bộ máy công quyền, các doanh nghiệp lớn của nhà nước đó, mục đích để ăn cắp tài liệu, sáng chế, phát minh, mua chuộc nhân tài… với t́nh trạng thế này chẳng mấy chốc thế giới bị người Tàu nó lũng đoạn thành bá chủ.
Đến nước Mỹ, nước Úc, Canada… c̣n bị Tàu nó xâm thực như thế th́ Việt Nam ḿnh nó nuốt dễ như bỡn.
Thằng Chầy lắng nghe, nó nghĩ thằng Cối này khác hẳn đa số bọn ranh con bây giờ chỉ là cà phê quán xá, thích mấy thứ nhảm nhí trên mạng xă hội… điều thằng Cối băn khoăn đến người lớn, người có nhận thức chính trị xă hội c̣n khó lư giải, lo lắng… nhiều học giả đă nêu thực trạng này, nhưng làm sao phải quá lo lắng như thế?
Người Mỹ, người Phương Tây họ chẳng ngù ngờ đến mức để các China Town cứ ph́nh ra, họ biết tỏng cả, nhưng họ là quốc gia dân chủ, tôn trọng tự do, quản lư đất nước bằng pháp luật, trong quan hệ làm ăn họ đều tính toán thiệt hơn nhưng không đến mức khôn lỏi chỉ biết vơ vào ḿnh, làm ăn mà chỉ có ḿnh được chỉ có đi ăn cướp. Bọn mũi lơ mắt xanh nó khôn chán.
Thằng Chầy phân tích cho thằng Cối:
- Cái người giỏi, hiểu biết thấy chướng ngại người ta không lo, mà phải t́m hiểu nó, t́m ra phương kế thích nghi, thậm chí c̣n lái nó theo cách chủ động.
Nhiều người lo thằng Tàu nó thế này, thế khác, không lư giải được th́ thành ghét, ghét không làm ǵ được nó lâu dài rồi thành sợ, sợ không làm ǵ được thành lệ thuộc, ôm chân… nước ḿnh hiện nay đang rơi vào t́nh trạng như thế.
Tàu bây giờ trên thực tế hiện nay vẫn chỉ là quốc gia có thu nhập trên trung b́nh, mấy chục năm trước c̣n nghèo đói chẳng hơn ǵ nước ta.
Dân Tàu, cũng như dân ta bỏ đất nước ra nước ngoài sinh sống bằng đủ mọi cách, chính phủ bên ngoài tỏ vẻ ngăn chặn ra đi bất hợp pháp nhưng bên trong th́ khuyến khích… đưa dân ra nước ngoài bằng mọi cách là chiến lược của cả Ta lẫn Tàu để kiếm ngoại tệ, giải quyết công ăn việc làm là chính sách của các quốc gia nghèo.
Không phải là thủ đoạn cao siêu ǵ mà cứ thổi vống lên thủ đoạn xâm lược này nọ của Tàu.
Văn hoá, tập tục của người Châu Á đến đâu cũng tụ tập thành cộng đồng, không phải người Tàu mới có, ta cũng có quận Cam, Little Sài G̣n…
Người Tàu ở các China Town được ca ngợi là công dân yêu nước, yêu cội nguồn, hướng về đất nước cũng như ta chỉ là tuyên truyền, nhân cách hoá.
Không thấy Hoa Kiều, Việt Kiều về bảo về tổ quốc, xây dựng đất nước chỉ thấy sắp thành ma mới muốn về.
Họ phải tỏ ra chịu phục tùng của tổ chức cộng đồng chủ yếu là họ lo cho người thân trong nước bị đàn áp, lo không được về thăm quê hương tổ tiên.
Những người Tàu đă làm ăn thành đạt sẽ mua nhà mua đất ở các khu sang trọng, giàu có không ở China Town, càng các thế hệ về sau, các thế hệ F2, F3,F4… Fn cũng hội nhập toàn phần với văn hoá bản địa…
Cũng có chuyện một số người Tàu bị chính quyền cài cắm vào làm công tác t́nh báo, vào bộ máy công quyền, các tập đoàn kinh tế phục vụ cho chính phủ Trung Quốc… nhưng phương Tây là một xă hội quản lư chặt chẽ dù có bị ảnh hưởng, nhưng không đến mức người Tàu có thể lũng đoạn được nhà nước họ.
Chủ yếu chính quyền cộng sản họ cài cắm người của họ vào cộng đồng người Tàu là sợ họ thành lập tổ chức chống đối chính quyền từ bên ngoài, ủng hộ phong trào đấu tranh trong nước, chứ có cửa ǵ mà lũng đoạn nhà nước sở tại.
Một thực tế, người Tàu, hay ta và những người từ các quốc gia nghèo khổ khác đến Mỹ và phương Tây sinh sống, làm ăn đều đóng góp hiệu quả kinh tế cho các quốc gia đó. Việc người nhập cư tạo ra các cộng đồng của riêng ḿnh theo tập quán, tổ chức riêng đều được pháp luật sở tại bảo vệ là hết sức b́nh thường, sự đa dạng văn hoá được các quốc gia này khuyến khích, tại sao ta cứ phải lo sợ, đâu cũng thấy thế lực thù địch như thế.
Một số người khác lại lo sự thâm nhập văn hoá Tàu làm mất văn hoá bản địa - một điều chắc chắn anh không thể giữ văn hoá của ḿnh nếu văn hoá của anh “lùn” hơn.
Hội nhập là quá tŕnh các nền văn hoá giao thoa với nhau, cái ǵ văn minh, tiến bộ, có giá trị tư tưởng, tinh thần, giá trị ứng dụng thuận tiện hơn sẽ thắng thế cái lạc hậu, bất tiện, cổ hủ.
Nói như thế để chú mày biết, Đức Phật trong điều răn dạy đầu tiên chẳng đă nói “Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính ḿnh”
Ta không muốn sợ ai, muốn lụy ai, ta phải mạnh hơn họ, mạnh hơn về trí tuệ, mạnh hơn về hành động và mạnh hơn về văn hoá giáo dục.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Old 03-10-2024   #4
Gibbs
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
Gibbs's Avatar
 
Join Date: Nov 2006
Posts: 24,961
Thanks: 27,298
Thanked 17,273 Times in 7,540 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 691 Post(s)
Rep Power: 72
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11Gibbs Reputation Uy Tín Level 11
Default

WSJ: Thế giới chuẩn bị đón thêm một cú sốc nữa về Trung Quốc
Tác giả: Jason Douglas/ Cù Tuấn biên dịch
Tóm tắt: Trung Quốc sắp sửa cho hàng hóa giá rẻ tràn ngập thị trường nước ngoài. Nhưng lần này Trung Quốc không mua nhiều hàng hóa phương Tây nữa.
Vào cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, nền kinh tế Mỹ và toàn cầu đă trải qua một “cú sốc Trung Quốc”, thể hiện qua sự bùng nổ nhập khẩu hàng hóa giá rẻ do Trung Quốc sản xuất. Điều này giúp giữ lạm phát ở mức thấp nhưng phải trả giá bằng mất việc làm trong các ngành sản xuất địa phương ở Mỹ.
Lần bùng nổ tiếp theo có thể đang được thực hiện khi Bắc Kinh tăng gấp đôi xuất khẩu để phục hồi tăng trưởng của đất nước này. Các nhà máy của Trung Quốc đang sản xuất ra nhiều ô tô, máy móc và thiết bị điện tử tiêu dùng hơn mức nền kinh tế trong nước có thể hấp thụ. Được hỗ trợ bởi các khoản vay giá rẻ do nhà nước chỉ đạo, các công ty Trung Quốc cho đang tràn ngập thị trường nước ngoài với những sản phẩm mà họ không thể bán ở trong nước.
Một số nhà kinh tế nhận thấy, cú sốc này của Trung Quốc đă đẩy lạm phát xuống thấp hơn lần đầu. Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang tăng trưởng chậm lại, trong khi ở thời kỳ trước nó đă bùng nổ. Kết quả là, tác động giảm phát của hàng hóa giá rẻ do Trung Quốc sản xuất sẽ không được bù đắp bởi nhu cầu của Trung Quốc đối với quặng sắt, than đá và các hàng hóa khác.
Trung Quốc cũng là một nền kinh tế lớn hơn nhiều so với trước đây, chiếm nhiều sản lượng sản xuất của thế giới hơn. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, nước này chiếm 31% sản lượng sản xuất toàn cầu vào năm 2022 và 14% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu. Hai thập niên trước, tỷ trọng sản xuất của Trung Quốc chưa đến 10% và xuất khẩu dưới 5%.
Mọi người đều đầu tư vào sản xuất
Đầu thập niên 2000, t́nh trạng sản xuất dư thừa chủ yếu đến từ Trung Quốc, trong khi các nhà máy ở nơi khác đều đóng cửa. Giờ đây, Mỹ và các quốc gia khác đang đầu tư mạnh mẽ và bảo vệ các ngành công nghiệp của chính họ khi căng thẳng địa chính trị gia tăng. Các công ty Trung Quốc như nhà sản xuất pin Contemporary Amperex Technology đang xây dựng các nhà máy ở nước ngoài để xoa dịu sự phản đối đối với hàng nhập khẩu, mặc dù ở trong nước họ đă sản xuất được phần lớn những ǵ thế giới cần đến.
Kết quả có thể là một thế giới tràn ngập hàng hóa được sản xuất ra nhưng lại thiếu tiền để mua chúng - một công thức cổ điển khiến giá cả giảm đi.
Thomas Gatley, chiến lược gia Trung Quốc tại Gavekal Dragonomics, cho biết: “Sự cân bằng tác động của Trung Quốc đối với giá cả toàn cầu thậm chí c̣n nghiêng rơ ràng hơn theo hướng giảm phát”.
Có một số thế lực phản kháng lại việc này. Mỹ, châu Âu và Nhật Bản không muốn quay lại thời kỳ đầu thập niên 2000, khi hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc khiến nhiều nhà máy của họ phải phá sản. V́ vậy, họ đă chi hàng tỷ USD để hỗ trợ các ngành được coi là chiến lược và áp đặt hoặc đe dọa áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Dân số già đi và t́nh trạng thiếu lao động dai dẳng ở các nước phát triển có thể bù đắp thêm một số áp lực giảm phát mà Trung Quốc gây ra lần này.
David Autor, giáo sư kinh tế tại Viện Công nghệ Massachusetts và là một trong những tác giả của bài báo năm 2016 mô tả cú sốc ban đầu ở Trung Quốc, cho biết: “Lần này sẽ không giống cú sốc Trung Quốc lần trước”.
Một cú sốc khác ở Trung Quốc
Mặc dù vậy, Autor cho biết, “mối lo ngại hiện tại trở nên cơ bản hơn” v́ Trung Quốc đang cạnh tranh với các nền kinh tế tiên tiến về ô tô, chip máy tính và máy móc phức tạp — những ngành có giá trị cao hơn được coi là trung tâm hơn của vị trí dẫn đầu về công nghệ.
Cú sốc đầu tiên do Trung Quốc tạo ra sau một loạt cải cách tự do hóa ở Trung Quốc vào thập niên 1990 và việc nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001. Đối với người tiêu dùng Mỹ, điều này mang lại lợi ích đáng kể. Một bài báo năm 2019 cho thấy, giá tiêu dùng ở Mỹ đối với hàng hóa giảm 2% trên mỗi điểm phần trăm tăng thêm thị phần mà hàng nhập khẩu của Trung Quốc giành được, với những lợi ích lớn nhất thuộc về những người có thu nhập thấp và trung b́nh.
Nhưng cú sốc hàng hóa Trung Quốc cũng gây áp lực lên các nhà sản xuất trong nước Mỹ. Năm 2016, Autor và các nhà kinh tế khác ước tính rằng, Mỹ đă mất hơn 2 triệu việc làm từ năm 1999 đến năm 2011 do hàng nhập khẩu của Trung Quốc, khi các nhà sản xuất đồ nội thất, đồ chơi và quần áo của Mỹ gặp khó khăn trước sự cạnh tranh và công nhân ở các cộng đồng hẻo lánh phải vật lộn để t́m việc làm mới.
Kịch bản tương tự dường như đang được tiến hành.
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,2% trong năm ngoái, một tỷ lệ thấp so với tiêu chuẩn của nước này và dự kiến sẽ chậm lại hơn nữa khi cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài ảnh hưởng đến đầu tư và người tiêu dùng hạn chế chi tiêu. Capital Economics, một công ty tư vấn, cho rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của Trung Quốc sẽ chậm lại khoảng 2% vào năm 2030. Bắc Kinh đang t́m cách tạo ra một bước ngoặt kinh tế bằng cách đổ tiền vào các nhà máy, đặc biệt là sản xuất chất bán dẫn, hàng không vũ trụ, ô tô và thiết bị năng lượng tái tạo, rồi bán hàng hóa dư thừa ra nước ngoài.
Giảm phát ở Trung Quốc
Tuy nhiên, nhu cầu yếu và dư thừa công suất sản xuất khiến giá các hàng hóa sản xuất của Trung Quốc đă giảm trong 16 tháng, dẫn đầu là hàng tiêu dùng và hàng hóa lâu bền, thực phẩm, kim loại và các loại máy điện.
Động lực giảm phát đó đang lan tràn trên khắp thế giới. Giá hàng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đă giảm 2,9% trong tháng 1 so với một năm trước đó, trong khi giá hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu, Nhật Bản và Mexico vào Mỹ đều tăng.
Tuy nhiên, không giống như đầu thập niên 2000, thế giới phương Tây hiện coi Trung Quốc là đối thủ kinh tế và đối thủ địa chính trị chính. EU đang xem xét liệu xe điện do Trung Quốc sản xuất có đang được trợ cấp quá mức và cần phải chịu thuế hoặc các hạn chế nhập khẩu khác hay không. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đang sắp được đề cử của đảng Cộng ḥa cho cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11, đă đưa ra ư tưởng đánh thuế nhập khẩu từ Trung Quốc từ 60% trở lên.
Chủ nghĩa bảo hộ như vậy có thể chuyển một số tác động giảm phát sang các khu vực khác trên thế giới, khi các nhà xuất khẩu Trung Quốc t́m kiếm thị trường mới ở các nước nghèo hơn. Những nền kinh tế đó có thể chứng kiến các ngành công nghiệp non trẻ của ḿnh bị thu hẹp lại trước sự cạnh tranh của Trung Quốc, giống như những ǵ Mỹ đă làm trong thời kỳ trước đó. Không giống như Nhật Bản hay Hàn Quốc, những quốc gia từ bỏ sản xuất chi phí thấp để chuyển sang xuất khẩu giá trị cao hơn, Trung Quốc vẫn duy tŕ vị thế dẫn đầu trong các lĩnh vực chi phí thấp ngay cả khi nước này đẩy mạnh vào các sản phẩm thường do các nền kinh tế tiên tiến thống trị.
Rory Green, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại GlobalData–TS Lombard, cho biết Trung Quốc đại diện cho “một thách thức thương mại đặc biệt duy nhất”.
__________________
Gibbs_is_offline   Reply With Quote
Reply

User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:39.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06289 seconds with 14 queries