Quốc gia châu Phi dội gáo nước lạnh vào chiến lược Mỹ - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Quốc gia châu Phi dội gáo nước lạnh vào chiến lược Mỹ
Niger dội gáo nước lạnh vào chiến lược Mỹ ở châu Phi. Với việc Niger hủy hợp tác quân sự, lệnh cho 1.100 lính Mỹ rời đi có thể giáng đ̣n nặng vào chính sách đối ngoại và lợi ích chiến lược của Washington tại châu Phi.

Đại tá Amadou Abdramane, phát ngôn viên chính quyền quân sự Niger, ngày 16/3 cho biết nước này quyết định hủy bỏ "ngay lập tức" thỏa thuận cho phép quân nhân và nhân viên dân sự Lầu Năm Góc hoạt động tại Niger. Họ cũng ra lệnh cho 1.100 quân nhân Mỹ đồn trú tại Niger phải rời khỏi nước này.

Abdramane cáo buộc phía Mỹ không tuân thủ các nghi thức ngoại giao, không thông báo trước cho Niger về thành phần của phái đoàn cũng như thời điểm họ tới quốc gia châu Phi này.

Thông báo được đưa ra một ngày sau khi phái đoàn Mỹ, dẫn đầu bởi Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Phi Molly Phee và chỉ huy Bộ tư lệnh lực lượng Mỹ tại châu Phi (USAFRICOM) Michael Langley, kết thúc chuyến thăm Niger.

Niger được coi là một trong những quốc gia cuối cùng mà phương Tây có thể hợp tác để đẩy lùi các nhóm phiến quân Hồi giáo ở vùng Sahel, dải đất rộng hơn 3 triệu km2 kéo dài từ bờ biển phía tây đến phía đông châu Phi. Mỹ cùng các đồng minh đă chi hàng trăm triệu USD để viện trợ quân sự và huấn luyện cho quân đội Niger, đồng thời duy tŕ lực lượng đồn trú tại nước này suốt nhiều năm qua.

Quyết định của Niger đă "dội gáo nước lạnh" vào lợi ích và tính toán chiến lược của Mỹ ở châu Phi, nối tiếp xu hướng đă diễn ra ở nhiều quốc gia khu vực gần đây, khi họ trở nên lạnh nhạt với Mỹ và quay sang tăng cường quan hệ với Nga, quốc gia có hiện diện và lợi ích ngày càng tăng ở đây.

Mali và Burkiana Faso, hai quốc gia láng giềng của Niger, đă trải qua đảo chính quân sự từ năm 2020 và t́m đến Nga để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ an ninh. Chính quyền quân sự Niger cũng đang duy tŕ quan hệ khăng khít với tập đoàn quân sự tư nhân Wagner của Nga.

Cameron Hudson, cựu chuyên gia về châu Phi của Cơ quan T́nh báo Trung ương (CIA) và Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng Niger bị chọc giận bởi nỗ lực của Mỹ nhằm buộc nước này tránh xa Nga, cũng như cho thấy sức ảnh hưởng của Washington tại khu vực đang ngày càng suy giảm.

"Thật trớ trêu khi một trong những tôn chỉ của chính quyền Tổng thống Joe Biden là các nước châu Phi có thể tự do lựa chọn đối tác của họ", ông nói.

Phee, trợ lư Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Phi, hồi tháng 12/2023 cho biết đă thảo luận với các lănh đạo chính quyền quân sự Niger, kêu gọi họ xây dựng thời gian biểu tổ chức cuộc bầu cử dân chủ để đổi lấy khôi phục viện trợ nhân đạo và quân sự của Washington.

Trong cuộc gặp tuần trước, Phee và các quan chức Mỹ đă cảnh báo Niger về một số vấn đề, trong đó có thông tin chính quyền quân sự Niger gần đạt thỏa thuận cho phép Iran tiếp cận các mỏ uranium trữ lượng lớn của nước này.

Insa Garba Saidou, cố vấn truyền thông của chính quyền quân sự Niger, chỉ trích Washington đang buộc Niamey phải "chọn phe" giữa các đối tác chiến lược và họ dường như đă đưa ra lựa chọn. "Căn cứ và nhân viên dân sự của Mỹ không thể hiện diện trên lănh thổ Niger thêm nữa", ông nói.

Aneliese Bernard, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề châu Phi, nhận định chuyến công tác của phái đoàn Mỹ tại Niamey đă thất bại và Washington cần xem xét lại phương thức ngoại giao ở cả châu Phi, chứ không chỉ với Niger.

"Chính phủ Mỹ thường làm việc mà không thèm để ư đến t́nh h́nh khu vực. Chúng ta không thể phủ nhận rằng quan hệ xấu đi giữa Washington với nhiều nơi trên thế giới đang tác động đến quan hệ với những nước ở Tây Phi", bà cảnh báo.

Trước đó, chính quyền quân sự Niger đă gây sức ép để buộc 1.500 lính Pháp đồn trú ở nước này rời đi, với cáo buộc họ đă không thể làm ǵ để ngăn chặn t́nh trạng phiến quân liên tục tiến hành các cuộc tấn công đẫm máu những năm qua.

Nỗi bất b́nh thúc đẩy Niger 'ly dị' với Pháp hậu đảo chính

Mỹ triển khai binh sĩ tới đồn trú tại hai địa điểm ở Niger, trong đó có Căn cứ không quân 201, cơ sở chuyên vận hành máy bay không người lái (UAV), gần thành phố Agadez ở miền trung Niger. Từ năm 2018, căn cứ này được sử dụng làm nơi điều phối hoạt động tập kích các nhóm phiến quân thân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và al-Qaeda ở châu Phi.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel hôm 18/3 cho biết nước này đang liên lạc với các cơ quan thuộc chính quyền quân sự Niger để làm rơ quan điểm của họ và cùng thảo luận bước tiếp theo.

"Quan hệ an ninh của chúng tôi với các đối tác Tây Phi đem tới lợi ích chung, nhằm đạt được mục tiêu là phát hiện, ngăn chặn và giảm t́nh trạng khủng bố, cũng như tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế và xă hội", Patel nói.

Một quan chức cấp cao trong quân đội Mỹ nói rằng chưa có thay đổi trong hoạt động của binh sĩ đang đóng quân tại Niger. Lầu Năm Góc vẫn tiến hành những chuyến bay trinh sát từ Căn cứ 201 để bảo vệ binh sĩ Mỹ, cũng như cảnh báo giới chức Niger nếu phát hiện mối đe dọa khủng bố cận kề.

"Hủy thỏa thuận hợp tác quân sự không đồng nghĩa Niger sẽ quyết liệt buộc lính Mỹ rời đi, điều từng xảy ra với quân đội Pháp. Đây dường như là chiến thuật đàm phán quyết liệt của Niger để giành thêm nhiều lợi ích trong hợp tác với Mỹ", Hannah Rae Armstrong, nhà phân tích chuyên về an ninh tại khu vực Sahel, nêu quan điểm.

Quyết định của chính quyền quân sự Niger gắn liền với vấn đề chủ quyền, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của người dân trong nước.

"Mục đích của Mỹ không phải để chống lại các nhóm phiến quân, mà nhằm duy tŕ kiểm soát và ngăn chặn sức ảnh hưởng ngày càng lớn của những cường quốc như Nga, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực. Không có bằng chứng nào cho thấy căn cứ Mỹ tại Niger có tác dụng trong cuộc chiến chống phiến quân", cây bút Abdoulaye Sissoko viết trên một trong những tờ báo nhiều người đọc nhất tại Niger.

J. Peter Pham, cựu đặc phái viên Mỹ tại vùng Sahel, nhận định Washington sẽ phải chờ đợi xem Niamey sẽ thực thi quyết định mới như thế nào.

"Nếu họ thực hiện một cách gắt gao như những ǵ đă diễn ra với lực lượng đồn trú Pháp, Mỹ có thể đánh mất quyền tiếp cận loạt căn cứ tại Niger, gây tổn thất lớn với nỗ lực chống khủng bố và t́nh báo ở khu vực. Nếu xét rộng hơn, nó c̣n dẫn đến tác động xấu với vị thế của Mỹ tại châu Phi", ông nói.

Chuyên gia Armstrong cho rằng tuyên bố của chính quyền quân sự Niger là một phần trong sự chuyển dịch lớn về cán cân quyền lực giữa nước này với các quốc gia phương Tây. "Niger thường xuyên phải kêu gọi viện trợ an ninh và nhân đạo suốt 10 năm qua. Bây giờ Mỹ đang bị đẩy vào thế phải t́m mọi cách để được duy tŕ căn cứ và binh sĩ ở nước này", ông nhận định.

VietBF@ sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 03-19-2024
Reputation: 136319


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 108,416
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	131.jpg
Views:	0
Size:	71.6 KB
ID:	2349734
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,538 Times in 6,694 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 126 PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9
PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9
Reply

User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 12:42.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05635 seconds with 14 queries