Có đến hơn 133 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương sau vụ tấn công kinh hoàng nhằm vào những người dự buổi ḥa nhạc tại nhà hát Crocus City Hall ở Mátxcơva trước màn biểu diễn của một ban nhạc rock thời Liên Xô ngày 22/3.
Nhà hát Crocus City Hall tan hoang sau vụ tấn công ngày 22/3. (Ảnh: Reuters)
Những kẻ tấn công mặc đồ nguỵ trang nă súng và ném các thiết bị nổ vào trong nơi tổ chức buổi ḥa nhạc, khiến nơi này ch́m trong biển lửa và mái nhà sụp đổ.
Hăng thông tấn Interfax của Nga đưa tin, 11 đối tượng đă bị giam giữ, trong đó có 4 đối tượng liên quan đến vụ tấn công.
Theo hăng tin Reuters, chi nhánh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (gọi tắt là IS hoặc ISIL) tại Afghanistan là ISKP (hoặc ISIS-K), nhận trách nhiệm về vụ tấn công và giới chức Mỹ đă xác nhận tuyên bố đó.
Chi nhánh của ISIL
ISKP là một trong những chi nhánh tích cực nhất của ISIL, lực lượng lấy tên của một vương quốc cổ xưa ở khu vực từng bao gồm Afghanistan, Iran, Pakistan và Turkmenistan.
Nhóm này nổi lên từ miền đông Afghanistan vào cuối năm 2014, bao gồm các tay súng ly khai của Taliban ở Pakistan và các chiến binh địa phương cam kết trung thành với thủ lĩnh quá cố của ISIL Abu Bakr al-Baghdadi.
Sau đó, nhóm này trở nên khét tiếng v́ những hành động tàn bạo.
Murat Aslan, một nhà phân tích quân sự và cựu đại tá quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, cho biết chi nhánh của ISIL ở Afghanistan nổi tiếng với “các phương pháp cực đoan và cứng rắn”.
“Tôi nghĩ hệ tư tưởng của chúng quyết định việc lựa chọn mục tiêu. Trước hết, Nga đang ở Syria và chiến đấu chống lại Daesh (ISIL) giống như Mỹ. Điều đó nghĩa là họ coi những quốc gia như vậy là thù địch”, Aslan nói với Al Jazeera.
“Bây giờ chúng đang ở Mátxcơva. Trước đây chúng ở Iran và chúng ta sẽ thấy nhiều cuộc tấn công hơn nữa, có thể ở các thủ đô khác”, ông nói thêm.
Dù số lượng thành viên của lực lượng này ở Afghanistan được cho là đă giảm đáng kể so với mức đỉnh điểm vào khoảng năm 2018, nhưng các tay súng của lực lượng này vẫn là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với chính quyền Taliban.
Lịch sử tấn công
ISKP đă nhận trách nhiệm về các vụ tấn công gần sân bay Kabul năm 2021, khiến ít nhất 175 dân thường và 13 lính Mỹ thiệt mạng, cùng vài chục người bị thương.
ISKP cũng bị cáo buộc thực hiện vụ tấn công đẫm máu vào khu hộ sinh ở Kabul hồi tháng 5/2020, khiến 24 người thiệt mạng, bao gồm cả phụ nữ và trẻ sơ sinh. Tháng 11 năm đó, nhóm này thực hiện cuộc tấn công vào ĐH Kabul, giết chết ít nhất 22 giáo viên và sinh viên.
Tháng 9/2022, ISKP nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tự sát đại sứ quán Nga ở Kabul.
Năm ngoái, Iran cáo buộc nhóm này gây ra 2 vụ tấn công riêng biệt vào ngôi đền lớn ở miền nam Shiraz, mang tên Shah Cheragh, khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và hơn 40 người bị thương.
Mỹ cho biết đă nghe lén được các liên lạc xác nhận rằng nhóm này đang chuẩn bị tấn công trước khi xảy ra vụ đánh bom liều chết phối hợp ở Iran vào tháng 1 năm nay, khiến gần 100 người thiệt mạng ở thành phố Kerman. ISKP đă nhận trách nhiệm về vụ tấn công Kerman.
V́ sao nhằm vào Nga?
Các nhà phân tích quốc pḥng và an ninh cho biết, trong những năm gần đây, ISKP tuyên truyền chống lại Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề người Hồi giáo.
Michael Kugelman, giám đốc Viện Nam Á tại Trung tâm Wilson có trụ sở ở Washington, nói với Al Jazeera: “Chính sách đối ngoại của Nga khiến ISIS bực bội. Đó là việc Liên Xô (cũ) đưa quân vào Afghanistan, các biện pháp của Nga ở Chechnya, mối quan hệ chặt chẽ của Mátxcơva với chính phủ Syria và Iran, đặc biệt là chiến dịch quân sự mà Nga đă tiến hành chống lại các tay súng IS ở Syria và thông qua lực lượng quân sự tư nhân Wagner ở châu Phi”.
Amira Jadoon, trợ lư giáo sư tại ĐH Clemson ở Nam Carolina và đồng tác giả cuốn sách Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan và Pakistan: Liên minh chiến lược và đối thủ, cho rằng tất cả những điều đó cho thấy Mátxcơva đă trở thành tâm điểm trong “cuộc chiến tuyên truyền rộng răi” của ISKP.
“Sự tham gia của Nga vào cuộc chiến toàn cầu chống lại ISIS và các chi nhánh của nó, đặc biệt là thông qua hoạt động quân sự ở Syria và nỗ lực thiết lập mối liên hệ với Taliban Afghanistan – đối thủ của ISISK – khiến Nga trở thành đối thủ chính của ISIS/ISIS-K”, ông Jadoon cho biết.
Theo chuyên gia này, cuộc tấn công ở Mátxcơva chắc chắn là do ISKP gây ra, nhóm này có vẻ muốn tập hợp ủng hộ và thúc đẩy "mục tiêu phát triển thành một tổ chức khủng bố có ảnh hưởng toàn cầu", bằng cách chứng minh rằng chúng có thể tiến hành các cuộc tấn công trong lănh thổ Nga.
“ISK (ISKP) liên tục thể hiện tham vọng phát triển thành một tổ chức khu vực đáng gờm… Bằng cách hướng mục tiêu của chúng vào các quốc gia như Iran và Nga, ISK không chỉ đối đầu với các đối thủ nặng kư trong khu vực mà c̣n nhấn mạnh tầm ảnh hưởng chính trị và hoạt động của chúng trên trường toàn cầu”, ông Jadoon nói.
Kabir Taneja, thành viên Chương tŕnh Nghiên cứu nhiến lược của Observer Research Foundation tại New Delhi, Ấn Độ, nói với Al Jazeera rằng Nga bị ISIL và các chi nhánh của tổ chức này coi là “một lực lượng thập tự chinh chống lại người Hồi giáo”.
“ISKP tấn công (Đại sứ quán Nga) ở Kabul năm 2022. Trong nhiều tháng, các cơ quan an ninh Nga đă tăng cường nỗ lực nhằm trấn áp những phần tử ủng hộ IS cả ở Nga và xung quanh biên giới của nước này, đặc biệt là Trung Á và Caucusus”, ông nói.
Đầu tháng 3 này, Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), cho biết họ đă ngăn chặn kế hoạch tấn công của ISIL nhằm một giáo đường ở Mátxcơva.
“Động cơ lớn nhất khiến ISIS-K tấn công Nga là yếu tố Taliban. Taliban là đối thủ không đội trời chung của ISIS và ISIS coi Nga là bạn của Taliban”, ông Taneja cho biết.
Theo chuyên gia này, mối quan hệ gần gũi giữa Mátxcơva với Israel cũng không phù hợp với hệ tư tưởng của ISIL.
Ông cho biết, khi thế giới giảm chú ư, tổ chức khủng bố này đă tập hợp lại thành một lực lượng đáng gờm sau những thất bại ở Syria và Iran. Điều đó đặt ra thách thức lớn cho một thế giới đang bị phân tâm.
VietBF@ sưu tập