Các nhóm Hồi giáo cực đoan như ISIS-K (một nhánh của IS) có mối bất b́nh lâu dài đối với Moscow kể từ cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan vào đầu những năm 1980.
Bên cạnh đó là các chiến dịch chống quân nổi dậy do Nga tiến hành ở Chechnya và Bắc Caucasus những năm 1999, 2000, cũng như chiến dịch hỗ trợ của Moscow dành cho chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
ISIS-K từng thực hiện một cuộc tấn công liều chết nhắm vào đại sứ quán Nga ở Kabul vào năm 2022.
Tuy nhiên, bản chất của ISIS-K đă dẫn đến một loạt thuyết âm mưu ra đời. Nhóm này không đứng về phía nào trong cuộc xung đột giữa Nga-phương Tây, trong khi truyền thông của IS lại hoan nghênh cuộc chiến ở Ukraine.
"Khi nói về Iran, Mỹ và Nga, chúng ta luôn nói về sự cạnh tranh giữa các cường quốc, nhưng IS ghét tất cả các quốc gia đó v́ những lư do khác nhau" - Ông Clarke nói, đồng thời cho biết, trường hợp của Nga - Ukraine hiện nay cũng tương tự như vụ tấn công ở Iran hồi tháng 1/2024.
"Tehran ban đầu đă đổ lỗi cho Mỹ và Israel về vụ tấn công, bất chấp việc IS đă nhận trách nhiệm và nhóm này đă có lịch sử lâu dài nhắm mục tiêu vào Iran" - Vị chuyên gia cho hay.