Hải quân Hoa Kỳ đă thực hiện các biện pháp sâu rộng để bảo vệ những tàu sân bay của ḿnh, bảo đảm sức mạnh cho chúng.
Gần đây tại Biển Đỏ, ngoài việc nhắm mục tiêu vào các tàu thương mại, nhóm vũ trang Houthi c̣n bắn tên lửa vào tàu chiến Mỹ, nhưng cho đến nay mọi nỗ lực của nhóm phiến quân thân Iran chưa mang lại kết quả nào.
Tất nhiên Houthi có một mục tiêu khá lớn, đó là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz mang tên USS Dwight D. Eisenhower (CVN-69).
Một câu hỏi thường được đặt ra trước khi nhóm tấn công tàu sân bay (CSG) đến Biển Đỏ vào ngày 4 tháng 11 là làm thế nào một siêu hàng không mẫu hạm có thể tự vệ trước một cuộc tấn công bằng tên lửa.
Đây thực sự không c̣n là giả thuyết nữa. Mặc dù không biết liệu có máy bay không người lái hoặc tên lửa nào nhắm mục tiêu cụ thể vào tàu sân bay hay không, nhưng các tàu chiến Mỹ gần như bị theo dơi hàng ngày.
Mặc dù nhiều loại vũ khí được quảng cáo là "sát thủ tàu sân bay", nhưng sự thật hàng không mẫu hạm là một tàu chiến được bảo vệ tốt, đặc biệt khi nó hoạt động ở vùng biển xa.
Mặc dù quá nhanh nhưng tàu sân bay luôn di chuyển và đó là một phần quan trọng trong khả năng pḥng thủ của nó - bạn không thể bắn trúng mục tiêu nếu không biết nó ở đâu. Và ngay cả khi xác định được vị trí, nó vẫn sẽ vận động vào thời điểm tên lửa tiếp cận.
Các tàu sân bay cũng có nhiều "tài sản" hữu ích tạo nên một lớp pḥng thủ cách nó hàng trăm km, đủ để đảm bảo rằng máy bay, tàu mặt nước hoặc tàu ngầm của đối phương thậm chí không thể nghĩ đến việc đến gần.
Hàng không mẫu hạm và nhóm tấn công của nó cũng được trang bị hệ thống tác chiến điện tử để đánh lừa cảm biến và phá vỡ liên kết chỉ huy của các mối đe dọa đang đến gần.
Ngoài ra những tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường có trong trang bị nhiều loại tên lửa hải đối không, được thiết kế để bắn hạ tên lửa chống hạm, bao gồm cả các loại được nhóm vũ trang Houthi sử dụng.
Những "sát thủ tàu sân bay" như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 của Trung Quốc vẫn chỉ mạnh trên lư thuyết.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi tàu sân bay hoạt động ở vùng biển ven bờ như Biển Đỏ. Tuy nhiên hầu hết các mối đe dọa đến từ trên không, đó là tên lửa và máy bay không người lái đang nhắm mục tiêu cách xa hàng chục km, hoặc thậm chí xa hơn.
Để đảm bảo CSG duy tŕ được lợi thế của ḿnh, mới đây Hải quân Hoa Kỳ và Lockheed Martin đă thông báo rằng một bản cập nhật phần mềm vừa được cài đặt trên các tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke được triển khai trong khu vực kể từ mùa thu năm ngoái.
Và nếu một mối đe dọa vượt qua được lớp lá chắn đầu tiên th́ sẽ có những hệ thống pḥng thủ khác ở ṿng trong sẵn sàng "chào đón".
Vào ngày 30 tháng 1 năm 2024, một tên lửa hành tŕnh chống hạm của Houthi đă bay tới cách tàu khu trục lớp Arleigh Burke mang tên USS Gravely (DDG-107) của Hải quân Hoa Kỳ chỉ hơn 1 hải lư.
Tuy nhiên hệ thống vũ khí cận chiến Phalanx (CIWS) đă lập tức tiêu diệt tên lửa, đánh dấu lần đầu tiên trong cuộc xung đột - tổ hợp được mô tả chính xác là "tuyến pḥng thủ cuối cùng" của Hải quân Hoa Kỳ lập chiến công.
Tấn công tàu sân bay bằng tên lửa không phải là không thể nhưng sẽ là một thách thức. Ngay cả khi bắn trúng, một tên lửa cũng không thể đánh ch́m nó, bởi hàng không mẫu hạm được thiết kế đủ khả năng chịu thiệt hại đáng kể mà vẫn hoạt động b́nh thường.
Cuối cùng, các thủy thủ của Hải quân Hoa Kỳ nằm trong số những người giỏi nhất thế giới trong công việc của họ, và họ đang ở trên những tàu chiến tiên tiến hàng đầu, sẽ tiếp tục đảm bảo rằng không có tên lửa, máy bay không người lái hoặc mối đe dọa nào khác đến gần tàu sân bay.