Theo như chưa đầy 1 tuần sau khi lực lượng Houthi được cho là cam kết không nhắm mục tiêu vào các tàu Trung Quốc và Nga, nhóm này đă tấn công trúng tàu chở dầu M/V Huang Pu của Trung Quốc bằng tên lửa đạn đạo chống hạm, khiến các nhà phân tích nhấn mạnh lo ngại nguy hiểm an ninh trên Biển Đỏ sau vụ Houthi tấn công vào tàu chở dầu của Trung Quốc tại khu vực này.
Houthi "thất hứa" với Trung Quốc
Chưa đầy 1 tuần sau khi lực lượng Houthi được cho là cam kết không nhắm mục tiêu vào các tàu Trung Quốc và Nga, nhóm này đă tấn công trúng tàu chở dầu M/V Huang Pu của Trung Quốc bằng tên lửa đạn đạo chống hạm - Bộ tư lệnh Trung ương Mỹ (CENTCOM) cho biết.
Các nhà phân tích nói với Breaking Defense rằng, cuộc tấn công có thể là một "sai lầm", nhưng là bằng chứng cho thấy những sai sót nghiêm trọng (trong các cuộc tấn công của Houthi) ở Biển Đỏ là có thể xảy ra.
Thủy thủ trên tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Mason sử dụng ống công suất cao để theo dơi hoạt động vận chuyển ở Biển Đỏ.
Thành viên cấp cao tại tổ chức tư vấn CSIS (Mỹ) Daniel Byman cho biết, có thể Houthi đă cố t́nh tấn công tàu Trung Quốc, nhưng vụ việc "nhiều khả năng là do lỗi t́nh báo từ phía Houthi (đă xác định sai quyền sở hữu tàu Huang Pu). Trước đây lực lượng này cũng đă mắc các sai lầm về nhận dạng".
Theo CENTCOM, vào sáng 23/3, lực lượng Houthi đă cố t́nh bắn 4 tên lửa đạn đạo chống hạm đến gần tàu M/V Huang Pu. 12 tiếng sau, tên lửa đạn đạo thứ 5 đă được bắn về phía con tàu.
"M/V Huang Pu bị hư hại nhẹ và đám cháy trên tàu được dập tắt trong ṿng 30 phút. Không có báo cáo về thương vong và con tàu đă tiếp tục hành tŕnh. Lực lượng Houthi đă tấn công tàu M/V Huang mặc dù trước đó họ tuyên bố sẽ không tấn công các tàu Trung Quốc," CENTCOM cho biết.
Vào tuần trước, Bloomberg đưa tin lực lượng Houthi đă đạt được thỏa thuận với Trung Quốc và Nga sẽ không nhắm mục tiêu vào tàu của các nước này trong khu vực Biển Đỏ.
Khi được hỏi về các thỏa thuận dự kiến với Houthi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết hôm 22/3 rằng: "Biển Đỏ là tuyến thương mại quốc tế quan trọng về hàng hóa và năng lượng. Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan cùng nhau bảo vệ sự an toàn của các tuyến hàng hải ở Biển Đỏ theo luật pháp và nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ của các quốc gia ven biển dọc Biển Đỏ."
Người phát ngôn cho biết: "Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai tṛ mang tính xây dựng và đóng góp vào việc sớm khôi phục ḥa b́nh và ổn định ở Biển Đỏ”.
Tai nạn là sai sót trong vận hành?
Ali Bakeer, giáo sư tại Đại học Qatar và là thành viên cao cấp tại Sáng kiến An ninh Trung Đông Scowcroft của Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết vụ việc có thể là kết quả của “sai sót trong vận hành hoặc kỹ thuật”, đồng thời nói thêm rằng tên lửa của Houthi “không được đánh giá cao về tính chính xác".
Tàu hàng MV Genco Picardy (Mỹ) bị lực lượng Houthi tấn công hôm 17/1. Ảnh: Bloomberg
Tuy nhiên, Andreas Krieg, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn rủi ro MENA Analytica đánh giá, ngay cả khi đây chỉ là một tai nạn, th́ Houthi đang "có nguy cơ làm leo thang căng thẳng ở Biển Đỏ ra khỏi phạm vi căng thẳng với Israel và phương Tây".
Ông Krieg nói: "Kéo Trung Quốc vào cuộc sẽ là một sai lầm v́ nước này đă đàm phán với Iran về các cuộc tấn công của Houthi. Bắc Kinh có thể khiến Iran phải chịu áp lực và sẽ không tha thứ cho các cuộc tấn công nhắm vào huyết mạch thương mại - mà đối với Trung Quốc là xương sống cho vị thế cường quốc kinh tế của nước này."
Cho tới nay, tạp chí Breaking Defense cho biết, các tàu Trung Quốc dường như không có ǵ e ngại (an ninh ở Biển Đỏ), thậm chí các tàu khác được cho là đă treo cờ Trung Quốc hoặc thay đổi dữ liệu nhận dạng là tàu Trung Quốc để đi vào khu vực này. Giáo sư Ali Bakeer cho rằng có thể chính điều này đă gây ra nhầm lẫn cho lưc lượng Houthi do tàu M/V Huang Pu trước đó được cho là đă đăng kư bởi một công ty của Anh.