Các lănh đạo Việt Nam trong nhiều tháng qua đă vận dụng tất cả những cơ hội có thể để yêu cầu Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường. Một quy chế mà Hà Nội muốn có được nhằm tránh những bất lợi khi phải đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tại thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Từ Chủ tịch nước cho đến người đứng đầu ngành Công an, các lănh đạo hàng đầu nhà nước Việt Nam đều đưa ra những lời kêu gọi khi gặp các quan chức Mỹ hay khi tham gia các sự kiện trên đất Hoa Kỳ, trong một nỗ lực cho thấy sự khẩn thiết của Hà Nội để có được sự công nhận của Washington.
Những nỗ lực này được khởi động mạnh mẽ khi Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hạn chế biện pháp pḥng vệ thương mại với hàng hóa nhập từ Việt Nam và kêu gọi Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, trong các cuộc gặp tại Washington vào tháng 9 năm ngoái.
Sau đó, Chủ tịch nước Vơ Văn Thưởng và Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Nguyễn Quốc Dũng đă dùng các diễn đàn khác nhau tại Mỹ để đưa ra lời kêu gọi tương tự. Gần đây nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, khi phát biểu tại Viện nghiên cứu Brookings ở Washington hôm 26/3, cũng đă kêu gọi Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
C̣n tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ có tiếng nói để chính quyền Washington sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam khi tiếp Phó Chủ tịch cấp cao Tập đoàn Procter & Gamble tại Hà Nội vào đầu tháng 3.
Thậm chí Bộ trưởng Công an Tô Lâm cũng tham gia nỗ lực vận động của Hà Nội khi đề nghị Mỹ sớm hoàn tất quá tŕnh xem xét và công nhận/cấp Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam trong cuộc gặp với Đại sứ Mỹ tại Hà Nội Marc Knapper hôm 4/3.
Việt Nam nằm trong danh sách 12 quốc gia bị Mỹ xác định là nền kinh tế phi thị trường, vốn được xem là những nước độc quyền hoặc gần như độc quyền về thương mại. Trung Quốc và Nga cũng nằm trong danh sách này của Washington v́ có sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào nền kinh tế.
Ngay trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Hà Nội hồi tháng 9, Việt Nam đă nộp đơn lên Bộ Thương mại Mỹ để yêu cầu đánh giá lại t́nh trạng nền kinh tế phi thị trường (NME) của Việt Nam. Chính quyền Biden vào tháng 10 đă đồng ư xem xét lại t́nh trạng của Việt Nam sau khi quốc gia Đông Nam Á lập luận rằng họ cần được đưa ra khỏi danh sách, vốn áp dụng cho các vụ kiện chống bán phá giá, do đă có những cải cách kinh tế trong những năm gần đây.
Đề nghị để Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam cũng được nêu trong tuyên bố chung giữa Tổng thống Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi hai nước nâng cấp hai bậc chưa từng có tiền lệ lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
“Nhận được quy chế kinh tế thị trường là ưu tiên ngoại giao cao nhất của lănh đạo Việt Nam trong năm nay, đặc biệt sau khi nâng cấp hai bậc trong quan hệ ngoại giao (với Mỹ) vào mùa thu năm ngoái,” Giáo sư Zachary Abuza của Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ, chuyên về các vấn đề chính trị và an ninh Đông Nam Á, nhận định. “(Các lănh đạo) Việt Nam đang thực sự gắn việc thực hiện tuyên bố tầm nh́n chung với việc nhận được quy chế đó.”
Trong tuyên bố chung, Mỹ nói rằng sẽ xem xét yêu cầu của Việt Nam một cách nhanh chóng nhất có thể, phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ. Bộ Thương mại Mỹ sẽ đưa ra quyết định vào giữa tháng 7 sau quy tŕnh 270 ngày xem xét và đánh giá.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam với tổng kim ngạch năm 2023 hơn 125 tỷ USD, theo dữ liệu của US Census. Mỹ cũng khởi xướng điều tra pḥng vệ thương mại nhiều nhất với Việt Nam, trong đó chủ yếu là điều tra chống bán phá giá với 25 trên 56 vụ việc tính đến tháng 8/2023, theo thống kê của Trung tâm WTO.
"Nếu được công nhận, khi đối mặt với các vụ kiện chống trợ cấp, chống bán phá giá, doanh nghiệp Việt sẽ không chịu cách tính toán bất lợi nói trên,” bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, thuộc Pḥng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), được VnExpress trích lời nói.
“Ngoài những lời kêu gọi của thủ tướng, bộ trưởng ngoại giao và phó thủ tướng, chính phủ Việt Nam c̣n thuê cả một công ty vận động hành lang ở (Washington) DC để giúp giành được sự ủng hộ của quốc hội (Mỹ),” GS Abuza, tác giả cuốn sách “Đổi mới chính trị ở Việt Nam đương đại,” nói.
Tương tự, ông Murray Hiebert, nhà nghiên cứu cấp cao về Đông Nam Á của Viện nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington DC, cũng nói rằng ông có biết việc Việt Nam đang vận động hành lang ở thủ đô Mỹ để có được quy chế nền kinh tế thị trường.
“Tôi hiểu tại sao Việt Nam đang vận động hành lang,” ông Hiebert, người từng là giám đốc cấp cao về Đông Nam Á tại Pḥng Thương mại Mỹ, nói. “Quan hệ Mỹ-Việt đă đi xa đến vậy và việc giữ quy chế phi thị trường th́ không công bằng cho lắm v́ hầu hết các nước bị quy chế này là Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên, vốn là những nước không mấy thiên thiện với Mỹ. V́ vậy tôi nghĩ [việc Mỹ công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường] sẽ là dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đă được nâng tầm.”
Có hàng trăm công ty và tổ chức vận động hành lang đang hoạt động ở Washington DC trong nhiều lĩnh vực từ chính trị đến kinh tế. Một điều tra của nhà báo Greg Rushford hồi năm 2017 cho thấy chính phủ Hà Nội bỏ ra triệu đô la để vận động các chính sách có lợi cho Việt Nam từ vấn đề Biển Đông cho đến nhân quyền.
V́ lo ngại ông Trump?
Cả GS Abuza và nhà nghiên cứu Hiebert cũng đều cho rằng Việt Nam muốn vận động mạnh mẽ với chính quyền Biden trước khi cuộc bầu cử Mỹ diễn ra mà có thể có sự thay đổi về người đứng đầu Nhà Trắng.
“Ông Trump đă khởi động một cuộc điều tra đối với việc phá giá của Việt Nam ngay trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Ông ấy có thể lại làm như vậy một lần nữa,” ông Hiebert nói.
Tổng thống Donald Trump, hiện đang là ứng viên của Đảng Cộng ḥa trong cuộc đua vào Nhà Trắng trước ứng viên của Đảng Dân chủ là Tổng thống Joe Biden, đă từng đe dọa áp thuế hàng nhập khẩu từ Việt Nam v́ thặng dư thương mại cao với Mỹ và liệt Việt Nam vào danh sách các nước thao túng tiền tệ của Hoa Kỳ khi c̣n đương nhiệm. Bộ Thương mại Mỹ dưới thời chính quyền Biden đă cho Việt Nam ra khỏi danh sách này.
Một quan chức chính phủ Việt Nam yêu cầu dấu tên nói với Deutsche Welle, hăng phát thanh truyền h́nh quốc tế Đức, rằng Hà Nội “rất mong muốn” chính quyền Biden đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nền kinh tế phi thị trường trước kỳ bầu cử Mỹ diễn ra vào tháng 11.
Luật sư Lê Quốc Quân cũng cho rằng Việt Nam đang vận động ráo riết để được Mỹ công nhận v́ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra trong năm nay.
“V́ nếu ông Trump quay lại Nhà Trắng th́ sẽ khó cho Việt Nam v́ (ông Trump) từng tuyên bố Việt Nam thâm dụng về tài chính và xuất khẩu rất lớn (đối với Mỹ),” LS Quân, chuyên theo dơi chính trị và nhân quyền Việt Nam, nói trong một buổi hội luận của VOA.
Tại một sự kiện của CSIS ở Washington hôm 23/1, Đại sứ Dũng nói rằng: “Chúng tôi muốn Việt Nam được đưa ra khỏi danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường của Mỹ.”
Nhưng cuộc vận động của Việt Nam đang vấp phải những phản đối từ trong nước Mỹ.
Hai nhóm gồm hơn 30 nhà lập pháp Mỹ hồi cuối tháng 1 đă gửi các bức thư chung tới Bộ trưởng Raimondo để kêu gọi chính quyền Biden không công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam. Họ lập luận rằng Việt Nam không đáp ứng các yêu cầu về thủ tục để thay đổi t́nh trạng và cho rằng việc cấp quy chế này cho quốc gia Đông Nam Á sẽ là “một sai lầm nghiêm trọng.”
Kể từ năm 2002, khi Mỹ bắt đầu vụ điều tra chống bán phá giá đầu tiên đối với cá phi lê đông lạnh nhập từ Việt Nam, Washington coi quốc gia Đông Nam Á là một “nền kinh tế phi thị trường.” Trong 21 năm qua, Mỹ đă áp thuế chống phá phá giá đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có các sản phẩm nông sản và công nghiệp.
Trong yêu cầu gửi lên Bộ Thương mại Mỹ, Chính phủ Việt Nam nói rằng trong hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đă trải qua những bước phát triển và cải cách mạnh mẽ, đặc biệt là về 6 yếu tố quyết định quy chế NME do Hoa Kỳ đặt ra.
Phát biểu tại Washington DC hồi tháng 1, Đại sứ Dũng nói rằng nếu Bộ Thương mại Mỹ không cấp quy chế cho Việt Nam th́ sẽ là điều “rất tệ cho hai nước”. C̣n Ngoại trưởng Sơn vào tháng trước, khi nói tại Viện Brookings, cho rằng mối quan hệ thương mại mạnh mẽ hơn giữa Việt Nam và Mỹ sẽ có lợi cho Washington trong những lĩnh vực quan trọng, như chất bán dẫn, khoáng sản quan trọng và trí tuệ nhân tạo, mà Mỹ đang t́m cách đa dạng hóa khỏi Trung Quốc.
Nhưng theo GS Abuza, Mỹ “không thể trông cậy vào Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc v́ nước này không có tư cách nền kinh tế thị trường.” Ông cho rằng “Việt Nam trước đây đă thao túng tiền tệ và khu vực nhà nước vẫn nhận được quá nhiều sự trợ cấp và bảo hộ.”
Vị giáo sư này cho biết ông không ngạc nhiên khi có những nhà lập pháp Mỹ phản đối việc cấp cho Việt Nam Quy chế kinh tế thị trường bởi ông cho rằng đây là “một trong số ít công cụ mà Quốc hội phải có để giành được một số nhượng bộ từ chính phủ Việt Nam về t́nh trạng nhân quyền đang suy giảm nhanh chóng” tại quốc gia Đông Nam Á.
Tương tự, Luật sư Nguyễn Văn Đài, khi nói trong buổi hội luận của VOA, cho rằng việc công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường là công cụ cuối cùng của Mỹ để gây áp lực với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trong vấn đề cải thiện các điều kiện nhân quyền và tự do ngôn luận ở Việt Nam.”
Theo nhà nghiên cứu Hiebert, hiện cũng đang phụ trách nghiên cứu cho tổ chức tư vấn chiến lược Bower Group Asia ở Washington, nhân quyền vẫn là một vấn đề trong quan hệ Mỹ-Việt Nam và “Quốc hội Mỹ tỏ ra thất vọng trước t́nh h́nh nhân quyền của Việt Nam… và đă lên tiếng về điều đó.”
Báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) về t́nh trạng kinh tế phi thị trường của Việt Nam, đưa ra hôm 4/3, khuyến cáo Quốc hội Mỹ “xem xét thành tích nhân quyền của Việt Nam, mà một số nhà quan sát cho là yếu kém và đang xấu đi.” Báo cáo nói rằng Đạo luật Nhân quyền Việt Nam, vốn cấm Mỹ hỗ trợ Bộ Công an Việt Nam và yêu cầu cơ quan hành pháp chú trọng hơn nữa đến việc đảm bảo tự do internet ở Việt Nam, có thể là “một công cụ tiềm năng cho các thành viên Quốc hội” để dùng cho quá tŕnh xem xét và đánh giá.