"Niềm tin sắt đá cho rằng quân Nga không bao giờ rời bỏ lănh thổ mà họ đặt chân đến đă bị phá vỡ" - Chuyên gia Vasadze nhận định.
Nga và Kavkaz trải qua thời khắc lịch sử
Khi quân đội Nga được triển khai tới Nagorno-Karabakh 4 năm trước, nhiệm vụ của họ rất rơ ràng: Duy tŕ ḥa b́nh tại khu vực có 2 thế lực đối địch Armenia - Azerbaijan, đồng thời ngăn chặn nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến khác ở khu vực vốn đầy biến động.
Tuy nhiên, theo hăng thông tấn AFP, khi lực lượng Azerbaijan tràn qua Karabakh vào tháng 9 năm ngoái và buộc lực lượng ly khai gốc Armenia tại đây đầu hàng chỉ sau vài giờ, sứ mệnh của Nga dường như đă thất bại.
Lực lượng Nga chuẩn bị lên đường tới Nagorno-Karabakh năm 2020. Ảnh: North Press
Vài ngày trước, Điện Kremlin lên tiếng xác nhận Nga chính thức rút lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh ra khỏi Karabakh, mang theo trang thiết bị, vũ khí, cũng như sức ảnh hưởng gây dựng bấy lâu nay ra khỏi khu vực mà từ lâu Moscow đă coi là sân sau của ḿnh.
"Chúng ta đang chứng kiến một tiến tŕnh lịch sử: Lần đầu tiên trong 2 thập kỷ qua, Nga quyết định rời đi" - Chuyên gia phân tích độc lập người Azerbaijan Elhan Shahinoglu nói với AFP.
Dưới thời đế quốc Nga và thời kỳ Xô Viết, Moscow giữ vai tṛ kiểm soát Kavkaz (hay Caucasus). Sau khi Liên Xô sụp đổ và chiến tranh nổ ra giữa Armenia - Azerbaijan, Moscow đóng vai tṛ ḥa giải.
Điện Kremlin đă triển khai tới Karabakh gần 2.000 quân vào năm 2020 theo thỏa thuận ngừng bắn do Moscow làm trung gian nhằm tạm dừng 6 tuần giao tranh khốc liệt giữa 2 đối thủ không đội trời chung Armenia-Azerbajan trong khu vực.
Thỏa thuận được duy tŕ cho tới khi cuộc tấn công chớp nhoáng của Azerbaijan vào tháng 9/2023 châm ng̣i cuộc di cư của hơn 100.000 người Armenia ra khỏi Karabakh, từ đó làm sâu sắc thêm sự thất vọng của Yerevan đối với Moscow.
Thất vọng và giận dữ bao trùm Armenia
Iveta Margaryan, một kế toán viên 53 tuổi tại Armenia nói với AFP: "Cùng với việc lực lượng Nga rời khỏi Karabakh, hy vọng cuối cùng để người dân trở về nhà đă không c̣n nữa". Không khí thất vọng xen lẫn giận dữ đang bao trùm quốc gia 2,8 triệu dân.
Trả lời báo giới ngày 20/4, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho biết, ông hiện không có kế hoạch gặp gỡ các đại diện từ chính phủ Nga. Trong khi đó, theo kênh truyền h́nh Tsargrad TV (Nga), ông Pashinyan gọi việc Nga rút lực lượng khỏi Karabakh là hành động "đâm sau lưng" Yerevan.
Cùng ngày, hăng thông tấn TASS dẫn lời ông Pashinyan cho hay, các đồn biên pḥng của Nga sẽ phải rút khỏi khu vực biên giới ở vùng Tavush sau khi việc phân định biên giới giữa Armenia-Azerbaijan tại khu vực này được tiến hành.
Nhà lănh đạo nhấn mạnh rằng, Yerevan và Baku - sau khi đạt được ḥa b́nh - có thể độc lập bảo vệ biên giới.
Trước đó, Yerevan đă chỉ trích những thiếu sót của Moscow trong việc ǵn giữ ḥa b́nh tại Karabakh, và Thủ tướng Armenia Pashinyan bắt đầu bận rộn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây.
Trong tháng 2 năm nay, ông Pashinyan tuyên bố đ́nh chỉ tư cách thành viên của Armenia trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu. Bên cạnh đó, nước này gia nhập Ṭa án H́nh sự Quốc tế (ICC) - nơi đă ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trái lại, tại Azerbaijan, việc Nga rút quân được đón nhận một cách "vui mừng và nhẹ nhơm".
Các nhà quan sát tại Kavkaz cho rằng, Moscow quá bận rộn với cuộc chiến ở Ukraine, khiến họ khó có thể đầu tư duy tŕ ảnh hưởng của ḿnh tại khu vực này.
"Nga bước ra ngoài, phương Tây vào cuộc"
Theo AFP, Moscow đă công khai bộc lộ sự bất an khi Armenia xích lại gần phương Tây.
Một mặt, Bộ Ngoại giao Nga ngày 18/4 đă yêu cầu Armenia có phản ứng rơ ràng và "lên tiếng phủ nhận các thông tin cho rằng Yerevan đang tăng cường quan hệ quân sự với phương Tây".
Mặt khác, khi trả lời phỏng vấn các hăng tin Sputnik, Komsomolskaya Pravda và Moscow Speaks ngày 19/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh, Nga "luôn coi Armenia là đồng minh của ḿnh, không chỉ về mặt pháp lư, bởi Yerevan hiểu rơ tầm quan trọng của Moscow đối với an ninh và sự phát triển của nước này".
Ông Lavrov bày tỏ hy vọng sẽ có những cuộc liên lạc giữa Thủ tướng Pashinyan và Tổng thống Putin về t́nh h́nh xung quanh Nagorno-Karabakh, nơi hai nhà lănh đạo sẽ thảo luận về mọi thứ đang diễn ra "mà không phải tranh căi với những lập luận phương Tây đưa ra".
Trong khi đó, Pháp - quốc gia có cộng đồng người Armenia đông đảo sinh sống - đă "cắm cờ" trong khu vực, tăng cường hỗ trợ ngoại giao cho Yerevan, đồng thời cung cấp cho nước này các radar và hệ thống tên lửa pḥng thủ tiên tiến.
Liên minh châu Âu (EU), với 27 quốc gia thành viên, cho biết họ sẽ đặc biệt "lưu tâm" tới quyết định rút quân khỏi Karabakh của Nga. Hăng thông tấn Turan (Azebaijan) dẫn lời Peter Stano, người phát ngôn chính về Chính sách an ninh và đối ngoại của EU cho biết, trước mắt, EU vẫn cam kết hỗ trợ tiến tŕnh ḥa b́nh giữa Armenia và Azerbaijan
Nhà khoa học chính trị người Azerbaijan Eldar Namazov nhận định, phương Tây chắc chắn sẽ vào cuộc khi Nga "bước ra ngoài".
Trước đó, sau cuộc họp 3 bên, gồm EU, Mỹ và Armenia tại Brussels ngày 5/4, người đứng đầu Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen thông báo, EU sẽ cung cấp khoản tài trợ trị giá 270 triệu euro cho Armenia trong hơn 4 năm.
Bên cạnh đó, Nga cáo buộc Yerevan đă thống nhất với Brussels và Washington về kế hoạch buộc lực lượng Nga rút khỏi Armenia.
Chuyên gia Gela Vasadze, thành viên cao cấp tại Trung tâm phân tích chiến lược Gruzia, cho biết lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh Nga có nhiệm vụ gây dựng và thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Moscow tại Kavkaz. Tuy nhiên, việc nước này rút quân "đă cho thấy rơ ràng những hạn chế về quyền lực của Moscow".
"Niềm tin sắt đá cho rằng quân Nga không bao giờ rời bỏ lănh thổ mà họ đặt chân đến đă bị phá vỡ" - Ông Vasadze nhận định.
Chuyên gia Shahinoglu cho rằng, Tổng thống Putin quyết định rút quân khỏi Karabakh để duy tŕ quan hệ hữu nghị với Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh Điện Kremlin đang bị phương Tây cô lập v́ cuộc xung đột ở Ukraine.
Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc "Nga vĩnh viễn mất đi chỗ đứng lịch sử của ḿnh ở Kavkaz".
VietBF@ Sưu tập