Đêm 23/11/1996, khi chiếc Không lực Một chở Tổng thống Bill Clinton cùng phu nhân chuẩn bị hạ cánh ở Manila, mật vụ Mỹ nhận được tin về âm mưu ám sát ông.
Ông Bill Clinton và phu nhân Hillary Clinton khi đó bay tới thủ đô Manila, Philippines, để tham dự hội nghị cấp cao Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái B́nh Dương (APEC) thường niên. Khi chuyên cơ hạ cánh, nhân viên mật vụ Daniel Lewis thông báo với đội ngũ ở sân bay rằng thông tin t́nh báo cho thấy có thiết bị nổ gài trên tuyến đường mà đoàn dự kiến tới khách sạn ở Manila.
Lewis Merletti, lănh đạo đội bảo vệ tổng thống trong chuyên công du và về sau trở thành giám đốc Cơ quan Mật vụ, cho biết ông cũng đă nhận được cuộc gọi cảnh báo về "đám cưới qua cầu" từ sĩ quan t́nh báo Mỹ. "Đám cưới" là cách gọi mă hóa một vụ ám sát.
Tuyến đường mà đoàn xe của ông Clinton dự kiến di chuyển tới khách sạn ở Manila đi qua ba cây cầu. "Chúng tôi thay đổi lộ tŕnh", Merletti thông báo qua đường dây bảo mật với Gregory Glod, nhân viên t́nh báo hàng đầu của Cơ quan Mật vụ Mỹ ở Manila.
Khi đoàn xe tổng thống Mỹ di chuyển trên tuyến đường thay thế, nhân viên an ninh Philippines vô hiệu hóa quả bom gài trên cây cầu mà đoàn xe vốn định đi ban đầu. Họ c̣n phát hiện một chiếc xe Mitsubishi Pajero bị bỏ lại gần đó chứa súng trường AK-47.
Tổng thống Bill Clinton trong tại Manila, Philippines hồi tháng 11/1996. Ảnh: Reuters
Sáng hôm sau, Glod và Merletti được quan chức t́nh báo Mỹ tại đại sứ quán ở Manila thông báo về âm mưu ám sát và cho xem h́nh ảnh về thiết bị nổ. Nó bao gồm lựu đạn đặt trên một hộp chứa thuốc nổ TNT có dây nối với điện thoại Nokia đóng vai tṛ kíp nổ.
Glod cho biết một cơ quan t́nh báo Mỹ đánh giá âm mưu này do Osama bin Laden ra lệnh và do các thành viên của al-Qaeda cùng Abu Sayyaf, nhóm Hồi giáo Philippines được xem là nhánh của al-Qaeda, thực hiện.
Ramzi Yousef, kẻ chủ mưu vụ tấn công Trung tâm Thương mại Mỹ năm 1993 khiến 6 người chết và là cháu trai của người đứng sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 Khalid Sheikh Mohammed, từng xuất hiện ở Manila vài ngày trước khi Tổng thống Clinton thăm cấp nhà nước Philippines năm 1994.
Yousef đang thụ án chung thân trong nhà tù an ninh nghiêm ngặt ở bang Colorado, Mỹ. Sau khi bị bắt năm 1995, Yousef khai rằng ông ta đă khảo sát các đia điểm ở Manila mà truyền thông đưa tin ông Clinton sẽ tới thăm. Yousef thêm rằng "ông ta xem xét đặt thiết bị nổ ở một vị trí trên tuyến đường đoàn xe đi qua".
Yousef cho biết âm mưu cuối cùng không thành do an ninh quá nghiêm ngặt và không đủ thời gian chuẩn bị vụ tấn công, theo bản ghi nhớ lời khai của FBI.
Tuy nhiên, ba mật vụ Mỹ tin rằng chuyến đi năm 1994 của Yousef thực chất là nhằm chuẩn bị cho vụ tấn công năm 1996, nhấn mạnh ngày tổ chức hội nghị APEC ở Philippines đă được ấn định từ cuối năm 1994. "Tôi biết ông ta đóng vai tṛ như người tiền trạm", Glod nói.
Mối đe dọa từ al-Qaeda và Yousef chỉ là một trong nhiều mối đe dọa mà đội an ninh tiền trạm của Cơ quan Mật vụ Mỹ phải đối mặt.
Philippines thời điểm đó đang đối phó với các cuộc nổi dậy trong nước. Cảnh sát địa phương đă phát hiện bom ở sân bay Manila và trung tâm hội nghị ở Vịnh Subic vài ngày trước khi ông Clinton tới. Bộ Ngoại giao Mỹ phát cảnh báo về mối đe dọa đối với nhân viên ngoại giao Mỹ một ngày trước khi vợ chồng tổng thống đến.
Glod nói rằng nhiệm vụ ở Manila là "lần tiền trạm tệ nhất mà chúng tôi đă thực hiện". Những mối đe dọa cũng đă được báo cáo với ông Clinton trước chuyến thăm, theo trung tá không quân Mỹ Robert "Buzz" Patterson, người tháp tùng Tổng thống trong chuyến công du.
Ramzi Yousef, kẻ t́nh nghi liên quan tới vụ ám sát Tổng thống Clinton năm 1996. Ảnh: Reuters
Đối với một số nhân viên mật vụ Mỹ, sự cố ở Manila đă để lại những câu hỏi chưa có lời giải. Không có thông tin về việc Mỹ có điều tra thêm về âm mưu ám sát này sau đó hay không.
"Tôi luôn tự hỏi sao ḿnh không ở lại Manila để theo dơi bất kỳ cuộc điều tra nào. Thay vào đó, họ đưa tôi rời khỏi đó một ngày sau khi Tổng thống Clinton rời đi", Glod cho biết.
Dennis Pluchinsky, từng là nhà phân tích về khủng bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, lưu ư rằng vào năm 1995, ông Clinton đă ban hành Chỉ thị 39, cam kết "răn đe, đánh bại và đáp trả mạnh mẽ tất cả những vụ khủng bố" chống lại người Mỹ ở trong và ngoài nước, đồng thời "bắt và truy tố" những kẻ chịu trách nhiệm.
Song phải đến tháng 8/1998, khi al-Qaeda đánh bom vào các đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania khiến 220 người chết, ông Clinton mới đáp trả nhóm này bằng tên lửa hành tŕnh. Nhưng chúng không thể ngăn Osama bin Laden tiếp tục lên kế hoạch cho các vụ tấn công mới.
VietBF@sưu tập