Nhiều người bỏ gạo trắng chuyến sang dùng gạo lứt vì cho rằng chúng có lợi ích nhiều hơn mà không biết rằng chúng có thể gây hại.
Gạo lứt là gạo mới loại bỏ lớp trấu ngoài cùng, còn giữ nguyên lớp cám, phôi và nội nhũ. Gạo trắng là loại gạo đã loại bỏ cả trấu, cám, và phôi nhũ. Nội nhũ và cám có nhiều dinh dưỡng, chất xơ, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Phần phôi và cám gạo lứt cũng giàu chất béo thực vật để sản xuất dầu cám vốn chứa rất nhiều omega-3 và acid omega-6 có vai trò ức chế và loại trừ các gốc tự do. Chính vì thế nên gạo lứt cũng được xem là loại hạt toàn phần tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên nếu phủ nhận vai trò của gạo trắng là không đúng.
Lợi ích của gạo lứt
Gạo lứt có chất xơ cao hơn gạo trắng và chỉ số đường huyết thấp hơn nên hỗ trợ kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, giàu chất chống oxy hóa, ngăn ngừa béo phì, giảm căng thẳng ở phụ nữ đang cho con bú và tốt cho tiêu hóa.
Gạo lứt giàu chất xơ nên hỗ trợ kích thích nhu động ruột và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ. Gạo lứt giàu chất xơ nên cũng tốt cho tim mạch bằng cách giảm mức cholesterol xấu và ngăn chặn nguy cơ các vấn đề tim mạch, cholesterol cao, cao huyết áp, béo phì, đột quỵ, táo bón...
Gạo lứt và gạo trắng đều có những công dụng thích hợp với từng đối tượng
Gạo lứt còn giàu melatonin giúp ngủ ngon hơn. Ngoài ra, gạo lứt mang lại nhiều lợi ích khác như làm đẹp da, cải thiện sức khỏe xương và răng, chống lão hóa và ngăn chặn rụng tóc...
Lợi ích của gạo trắng
Gạo trắng thường bị nhiều người coi là có hại, trong khi thực tế có rất nhiều tác dụng:
- Gạo trắng giàu carbohydrate giúp cung cấp năng lượng phù hợp với những người thường xuyên lao động hoặc tập luyện nặng.
- Gạo trắng giúp tăng cường sức khỏe đường ruột vì cơm trắng có thể tạo thành các axit béo giúp tiêu hóa tốt.
- Gạo trắng cung cấp một lượng lớn khoáng chất folate tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú giúp làm giảm các nguy cơ gây dị tật ở thai nhi, như sinh non, khuyết tật, nhẹ cân.
Tác hại của gạo trắng
Vì chỉ số đường huyết của gạo trắng cao, rơi vào 64, trong khi chỉ số đường huyết của gạo lứt chỉ khoảng 55 nên gạo trắng tăng nguy cơ tiểu đường hơn
Tác hại của gạo lứt
- Gạo lứt có nhiều photpho và kali hơn gạo trắng nên người bị bệnh thận cần hạn chế ăn.
- Người bệnh viêm túi thừa, bệnh tiêu chảy, viêm ruột, ung thư đại trực tràng, đã phẫu thuật đường tiêu hóa nên hạn chế chất xơ nên ăn gạo lứt sẽ không tốt như ăn gạo trắng
- Gạo lứt còn lớp cám và nội nhũ nên chứa chất kháng dinh dưỡng axit phytic nhằm hạn chế nảy mầm của hạt. Thành phần làm chậm quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
- Lớp cám gạo lứt có nguy cơ chứa asen tiềm ẩn hấp thụ từ quá trình trồng cấy nên cẩn trọng.
Cách dùng gạo lứt đúng
- Gạo lứt nên ngâm kỹ trước khi nấu để loại bỏ chất kháng dinh dưỡng phytic và để giảm thiểu asen
- Khi ăn gạo lứt cần nhai kỹ
- Nên kết hợp linh hoạt gạo lứt và gạo trắng để tận hưởng dinh dưỡng tốt hơn.