Trên lâm sàng, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của thận là nồng độ axit uric khi tăng quá cao sẽ gây ra tác hại rất lớn.
Hyperuricemia (Tăng axit uric máu) là tình trạng có nồng độ axit uric trong máu cao hơn bình thường. Axit uric được tạo ra khi purin, là hợp chất hóa học có trong một số loại thực phẩm và cơ thể tạo ra, bị phá vỡ. Nó có thể kết tủa và hình thành các tinh thể tích tụ trong các khớp, thận và mô, dẫn đến một loạt các vấn đề về sức khỏe như bệnh gout hoặc sỏi thận. Các tế bào bạch cầu bảo vệ cơ thể bằng cách tấn công các tinh thể này, gây viêm và đau nhức.
Theo Healhtline, bạn có thể so sánh nồng độ axit uric trong máu theo các mức thấp, bình thường và cao ở nam giới và nữ giới theo bảng sau đây. Tất cả đều được đo bằng miligam trên deciliter (mg/dL)
Để xác định chính xác các chỉ số, xét nghiệm đo lượng axit uric trong máu hoặc nước tiểu sẽ được chỉ định.
1. Triệu chứng axit uric tăng cao khi ngủ dậy
Theo Sohu (Trung Quốc) thì nếu cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này khi thức dậy vào buổi sáng, hãy thăm khám sớm vì điều này có thể cảnh báo tình trạng axit uric tăng cao:
- Sưng mặt
Sưng mặt buổi sáng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: dị ứng, viêm nhiễm, rối loạn tuần hoàn, giữ nước do ăn mặn hoặc uống ít nước, hoặc do tư thế ngủ không đúng.
Trong trường hợp bình thường thì tình trạng sưng mặt sẽ giảm sau một khoảng thời gian khi bạn thức dậy. Tuy nhiên nếu chứng sưng mặt liên quan tới nồng độ axit uric tăng cao quá mức, nó sẽ không dễ dàng biến mất.
Sưng mặt buổi sáng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau (Ảnh: Internet)
Khi cơ thể tích tụ lượng axit uric dư thừa, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng lọc và chuyển hóa chất của thận, làm chậm quá trình loại bỏ chất lỏng ra khỏi cơ thể. Điều này có thể dẫn đến tình trạng giữ nước, khiến khuôn mặt bị sưng vào buổi sáng và có thể gây khó tiêu.
- Nước tiểu bất thường
Buổi sáng, nước tiểu thường có màu vàng đậm hơn so với các lần đi tiểu khác trong ngày vì lượng nước trong cơ thể thấp hơn sau một đêm không uống nước. Đây là tình trạng bình thường nhưng nếu màu sắc nước tiểu luôn rất đậm và kèm theo các triệu chứng khác, có thể là dấu hiệu của mất nước hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
Cụ thể, khi thận gặp vấn đề, bạn có thể quan sát thấy nước tiểu có màu vàng đậm, sủi bọt và mùi khá khó chịu. Điều này thường xảy ra khi chức năng của thận suy giảm, khiến cho việc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể không còn hiệu quả, dẫn đến các dấu hiệu bất thường trong nước tiểu.
Nói cách khác, nồng độ axit uric tăng cao trong máu có thể gây ra các vấn đề liên quan đến nước tiểu. Khi cơ thể nỗ lực loại bỏ lượng axit uric thừa, điều này có thể khiến nước tiểu đậm màu hơn. Axit uric quá nhiều còn có thể tạo thành cặn và sỏi thận, biểu hiện qua các hạt cặn trong nước tiểu hoặc các dấu hiệu khác của sỏi thận.
Các triệu chứng của sỏi thận bao gồm:
- Đau nhức ở lưng dưới, bên hông, bụng hoặc háng
- Buồn nôn
- Đi tiểu bị đau
- Tiểu khó
- Có lẫn máu trong nước tiểu
- Nước tiểu có mùi hôi.
Triệu chứng sốt hoặc ớn lạnh xảy ra khi có nhiễm trùng.
Trong một số trường hợp, nó cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu có bất kỳ thay đổi đột ngột nào về màu sắc, mùi hoặc cảm giác đau rát khi tiểu, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp xử lý phù hợp.
- Đau nhức và sưng ở các khớp
Đau nhức và sưng ở các khớp vào buổi sáng thường xảy ra đối với người có nồng độ axit uric tăng cao, đặc biệt ở ở ngón chân cái. Các khớp có cảm giác ấm khi chạm vào, vùng da quanh khớp bị đổi màu và da bóng hơn.
Bệnh gout là một tình trạng bệnh lý thường xảy ra ở khoảng 20% người bị tăng axit uric máu. Các đợt tấn công của bệnh gout có thể chia thành từng đợt riêng lẻ hoặc bùng phát mạnh. Với người mắc bệnh gout mãn tính, bệnh khiến các cơn đau liên tục tấn công trong khoảng thời gian ngắn.
Do bệnh gout ảnh hưởng trực tiếp tới các khớp - phổ biến là bàn chân, mắt cá chân, đầu gối và khuỷu tay, đặc biệt các đợt bùng phát thường xuất hiện ở ngón chân.
Ngoài buổi sáng thì cơn đau do bệnh gout cũng có thể xảy ra đột ngột vào ban đêm cường độ các đợt tấn công mạnh nhất trong khoảng 12 - 14 giờ. Theo Healthline, ngay cả khi không được điều trị thì các cơn gout thường giảm dần trong vòng 2 tuần.
Các triệu chứng bệnh gout có thể gặp bao gồm:
- Đau dữ dội ở các khớp, đặc biệt ở ngón chân cái
- Cứng khớp
- Khó khăn trong việc di chuyển các khớp bị ảnh hưởng
- Đỏ và sưng khớp
- Biến dạng khớp.
Nếu tình trạng tăng axit uric kéo dài trong vài năm, tinh thể axit uric có thể hình thành các khối gọi là hạt tophi ở ngay dưới da, xung quanh các khớp. Hạt tophi có thể làm trầm trọng thêm cơn đau khớp và theo thời gian dẫn tới tổn thương khớp hoặc chèn ép dây thần kinh xung quanh.
2. Ai có nguy cơ bị tăng axit uric máu?
Theo Healthline, bất cứ ai cũng có thể bị tăng axit uric máu nhưng tình trạng này thường phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới; nguy cơ cũng tăng lên khi tuổi tác cao hơn. Theo đó, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị axit uric tăng cao bao gồm:
- Nghiện rượu
- Đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tim (aspirin, furosemide), thuốc lợi tiểu,, thuốc ức chế miễn dịch
- Phơi nhiễm thuốc trừ sâu
- Người mắc bệnh thận mạn tính
- Người bị huyết áp cao
- Người có lượng đường trong máu cao
- Bệnh nhân suy giáp
- Béo phì
- Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hại sản, bia
- Chế độ ăn nhiều đường fructose
- Người ít vận động
- Các tình trạng sức khỏe gây ra sự thay đổi tế bào nhanh chóng như ung thư máu, bệnh vẩy nến và một số dạng bệnh thiếu máu.
Nhìn chung, khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường liên quan tới các triệu chứng hoặc cơn đau không rõ nguyên nhân, bạn cần thăm khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán và can thiệp điều trị phù hợp, giảm nguy cơ suy giảm chất lượng cuộc sống nếu can thiệp muộn.
VietBF@ Sưu tập