Chuyện t́nh người phụ nữ hơn chồng 47 tuổi đă khiến nhiều người phải tin rằng: T́nh yêu là không có biên giới!
T́nh yêu không phân biệt tuổi tác, hai trái tim yêu nhau chân thành mới có thể viết nên trang cảm động nhất. Một câu chuyện như vậy được đăng tải trên Toutiao đang khiến cộng đồng mạng Trung Quốc dậy sóng. Ở đó có những lời chê bai, chỉ trích nhưng cũng không ít sự ngưỡng mộ.
***
Chàng trai Ngụy Quế Tường, sống ở Quảng Tây, Trung Quốc. Ngay từ nhỏ, thị lực của Ngụy đă rất kém, trời sáng anh chỉ nh́n thấy lờ mờ. Công việc hàng ngày của Ngụy là cùng bố mẹ làm nông, rảnh lại lên núi kiếm củi. Niềm vui duy nhất của anh chính là ca hát, đặc biệt yêu thích những làn điệu dân ca, tiếng hát du dương của anh vang vọng khắp rừng núi.
Đến tuổi trưởng thành, dù cha mẹ của anh đă nhiều lần nhờ người làm mối để giúp con trai kiếm vợ nhưng chẳng ai sẵn sàng gả con gái cho một người khuyết tật, chưa kể nhà Ngụy c̣n rất nghèo. Biết rơ thân phận của ḿnh, Ngụy cũng không màng yêu đương, chỉ lấy ca hát làm niềm vui cuộc sống.
Bà Lam Tú Liên sinh ra trong một gia đ́nh đông anh em nghèo khó, ở ngay làng bên gần nhà Ngụy Quế Tường. Từ nhỏ, bà Liên đă bị bán cho nhà giàu ở đợ. Năm 16 tuổi, bà bị ép cưới con trai chủ nhà, một thanh niên bị thiểu năng trí tuệ. Được vài năm người này chết, bà Liên bị đuổi đi với lư do "sát chồng".
Trở về nhà bố mẹ đẻ, cô gái 20 tuổi như một người xa lạ bởi gia đ́nh không muốn chứa chấp một góa phụ. Sau đó, bố mẹ lại gả bà Liên cho một người đàn ông lớn tuổi trong làng. Nhưng do nhiều năm không có con, bà Liên thường xuyên bị chồng đánh đập, gia đ́nh chồng hắt hủi. Không thể tiếp tục chịu đựng, bà liền trốn lên núi, dựng lều sống qua ngày.
T́nh cờ trong một lần xuống núi, bà Liên gặp một chàng thanh niên bị thương khi đang kiếm củi, máu chảy đầm đ́a. Bà liền t́m thảo dược xung quanh rồi đắp lên vết thương cầm máu, hỏi địa chỉ và đưa anh về nhà. Người này chính là Ngụy Quế Tường.
Sau vụ tai nạn, Ngụy vẫn tiếp tục lên núi kiếm củi và thường hát cho đỡ buồn. Không ngờ, bà Tú Liên bị giọng hát cuốn hút.
Ngày qua ngày, hai người trở thành bạn đồng áng, cùng nói chuyện, cùng nấu nướng.
Sự quan tâm của người phụ nữ lớn tuổi như một tia sáng chiếu vào trái tim vốn nguội lạnh của Ngụy. Trong nhiều năm, bà Tú Liên là người duy nhất không bắt nạt hay cười nhạo anh. Bà cũng là người khác giới mà Ngụy tiếp xúc nhiều nhất. T́nh cảm của chàng trai v́ thế cứ lớn dần. Mong muốn lớn nhất của anh khi đó là được ở bên người phụ nữ này mỗi ngày.
Mùa đông năm 1989, Ngụy tỏ t́nh với bà Tú Liên, nhưng thời điểm đó anh vừa bước qua tuổi 24 c̣n người phụ nữ đă ở tuổi 71. Ban đầu, bà lăo tưởng chàng trai trêu đùa, khuyên anh về nhà kiếm vợ trẻ hơn. Nhưng Ngụy rất kiên tŕ, ngày nào cũng đến nhà bà chơi, c̣n tự tay đi chợ nấu những món bà thích. Anh cũng luôn khẳng định bà là người đầu tiên ḿnh yêu và cũng là người đối xử với anh tốt như ruột thịt.
Cuối cùng, trước sự chân thành của chàng trai, người phụ nữ đă qua "hai lần đ̣" lại một lần nữa rung động trước t́nh yêu của cậu nhóc ít hơn bà tới 47 tuổi.
Song, chuyện t́nh của hai người phải đối mặt với rất nhiều sóng gió.
Theo đó, v́ chênh lệch tuổi tác quá lớn, cặp đôi trở thành đề tài đàm tiếu từ người dân quanh vùng. Người chồng thứ hai của bà Liên nghe được tin đă mang dao đến dọa giết vợ cũ v́ "làm nhục nhă gia đ́nh". Bố mẹ của Ngụy Quế Tường cũng không chấp nhận, từng đến tận nhà phá phách, chửi bới nhưng Ngụy đă đứng ra ngăn cản, chịu đ̣n.
Sau này, Ngụy chuyển hẳn lên ở cùng bà Tú Liên trong căn nhà trên núi. Hàng ngày họ cùng nhau làm ruộng, kiếm củi. Hết thức ăn lại lên núi đào khoai, rau rừng, lấy nước ở các khe suối. Người vợ c̣n hướng dẫn chồng cách vót nan, đan rổ rá bán thêm ngoài chợ.
Người phụ nữ này luôn cố gắng tiết kiệm với hy vọng có một khoản tiền chữa mắt cho chồng. Nhưng sau nhiều lần thăm khám, bác sĩ kết luận đôi mắt của Ngụy sẽ không thể chữa khỏi. Bất lực, bà Tú Liên lại dành khoản tiền đó gửi tiết kiệm, mong chồng sống tốt khi không c̣n vợ bên cạnh.
Dù không được gia đ́nh người yêu chấp nhận, bà Liên vẫn thường xuyên qua lại thăm nom, hỏi han mọi người. Khi bố mẹ Ngụy ốm, bà cũng bỏ công bỏ việc chăm sóc chu đáo. Thấy được sự tận tụy của Tú Liên, bố mẹ anh cũng dần chấp nhận mối quan hệ này.
Tháng 9/1992, nhân viên Cục Dân chính địa phương đă trực tiếp đến nhà để làm thủ tục đăng kư kết hôn cho hai người. Từ đó họ chính thức thành vợ chồng được pháp luật công nhận.
Năm 2003, chuyện t́nh cặp đôi trở nên nổi tiếng khắp Trung Quốc khi một đạo diễn t́m đến nhà và bộ phim tài liệu "T́nh yêu trên núi" ra đời. Trước ống kính, bà Tú Liên ngại ngùng kể lại những thăng trầm của hai vợ chồng, c̣n Ngụy ngồi phía sau nhẹ nhàng chải tóc cho vợ.
Thấm thoắt 16 năm trôi qua, bà Liên đă 87 tuổi c̣n anh Ngụy tṛn 40, cặp đôi vẫn sống với nhau rất hạnh phúc, chưa từng xảy ra xích mích. Nhưng càng lớn tuổi, người vợ càng lo lắng: "Nếu vợ rời đi trước, một ḿnh chồng ở lại sẽ làm được ǵ?".
Cặp đôi chung sống hạnh phúc suốt 16 năm cho đến khi bà lăo qua đời
Giữa năm 2008 khi đang đứng ngoài sân, bà bỗng ngă quỵ. Nằm trong ṿng tay chồng, bà Liên nói rằng 16 năm sống bên nhau là khoảng thời gian hạnh phúc nhất đời bà.
"Nếu có kiếp sau, mong chúng ta gặp lại và vẫn tiếp tục là vợ chồng", câu nói của bà Liên khiến Ngụy khóc nấc. Đây cũng là lời vĩnh biệt của bà tới chồng ḿnh.
Sau ngày vợ mất, người đàn ông này vẫn sống ở căn nhà trên núi, làm công việc hàng ngày hai vợ chồng vẫn làm. Thỉnh thoảng, Ngụy sẽ đến bên mộ của bà Liên rồi cất giọng hát nhưng tiếng hát chẳng c̣n vui vẻ như xưa.
Gần đây khi sức khỏe dần yếu, Ngụy được người nhà đón xuống núi chăm sóc.
VietBF@ Sưu tập