Trong cuộc khảo sát mới đây, gần 2.500 người trưởng thành ở Mỹ cho biết họ có sở hữu súng trong khoảng thời gian từ tháng 5-6/2023, với 80% mua súng "để tự vệ."Một cuộc khảo sát mới đây cho thấy ngày càng có nhiều người Mỹ sở hữu súng để bảo vệ bản thân hơn bao giờ hết.
Theo CNN, doanh số bán súng cũng như số ca tử vong liên quan đến súng tăng vọt trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19. Năm 2021, có 48.830 người đă tử vong do thương tích liên quan đến súng ở Mỹ - con số cao nhất từng được ghi nhận.
Theo dữ liệu từ Khảo sát Vũ khí Quốc gia năm 2021, có thêm khoảng 7,5 triệu người Mỹ trưởng thành sở hữu súng trong đại dịch. Hầu hết trong số họ trước đây “sống trong một ngôi nhà không có súng.”Trong cuộc khảo sát mới được công bố hôm 25/7 trên Tạp chí Pḥng Chống Thương tích, các nhà nghiên cứu đă thực hiện khảo sát với gần 2.500 người Mỹ trưởng thành. Những người trong “mẫu đại diện cho toàn quốc” này cho biết họ có sở hữu súng trong khoảng thời gian từ tháng 5-6/2023.
Gần 80% cho biết “động cơ” mua súng của họ là để tự vệ. Tỷ lệ dường như đă tăng lên trong 25 năm qua.
Không có nghiên cứu nào t́m hiểu lư do người Mỹ sở hữu súng theo thời gian, khiến việc so sánh không chính xác. Nhưng theo các nghiên cứu tương tự, khoảng 26% người Mỹ cho biết họ sở hữu súng để bảo vệ bản thân vào năm 1999.
Theo nhiều nghiên cứu khác nhau, từ 60-70% người sở hữu súng cho biết “tự vệ” là động lực chính khiến họ sở hữu súng từ năm 2017 đến năm 2021.
Tiến sỹ David Yamane, Giáo sư xă hội học tại Đại học Wake Forest, người nghiên cứu “văn hóa súng” ở Mỹ, nhận định xu hướng này bắt nguồn từ những biến động xă hội trong những năm 1960.
Yamane là một người sở hữu súng và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức thúc đẩy quyền sở hữu súng.
Ông cho biết: "Đó là một thời kỳ xă hội bất ổn sâu sắc và bấp bênh: Nhiều phong trào chính trị, những thay đổi văn hóa, các mối đe dọa từ nước ngoài, mọi người nghe những loại nhạc ‘điên rồ’ - bạn biết đấy - 't́nh dục, ma túy và nhạc rock n' roll,' ám sát chính trị, bạo loạn hoặc các phong trào phản đối ở một số thành phố."
Theo một số cách, những năm đại dịch [vừa qua] phản ánh các phong trào xă hội của những năm 1960.
"Nếu bạn nghĩ về năm 2020, nó thực sự mang một số đặc điểm đó" - Yamane nói với CNN.
"Có COVID-19, có vụ cái chết của George Floyd (một người đàn ông gốc Phi thiệt mạng trên đường phố sau khi bị một cảnh sát gh́ đầu gối lên cổ trong gần 10 phút) và các cuộc biểu t́nh ‘Black Lives Matter’ (phong trào đ̣i quyền sống cho người da màu). Rồi cả một cuộc bầu cử tổng thống ‘điên rồ’ dẫn đến cuộc bạo loạn tại Điện Capitol” - ông nói.
Yamane cho biết mọi người bắt đầu lo lắng về sự an toàn cá nhân và việc mang theo súng đă trở thành cách nhiều người đối phó với sự bất ổn của thời đại. “Sự thay đổi đó đă thổi bùng lên ngọn lửa của một nền văn hóa súng tự vệ.”
Ít nhất là kể từ những năm 1980, ngành công nghiệp súng cũng đă thúc đẩy ư tưởng dùng súng cho mục đích bảo vệ cá nhân và ủng hộ việc thông qua cái gọi là luật "tự vệ" - cho phép sử dụng vũ lực gây chết người nếu một người đang bảo vệ bản thân.
“Kém an toàn hơn”
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những người sở hữu súng hoặc sống cùng chủ sở hữu súng thường kém an toàn hơn những người không sở hữu.
Trong một thông cáo báo chí năm 2022 về nghiên cứu của ông về chủ đề này, Tiến sỹ David Studdert - Giáo sư chính sách y tế tại Trường Y khoa Đại học Stanford - cho biết: “Mặc dù có nhiều quan niệm phổ biến rằng việc sở hữu súng trong nhà mang lại lợi ích về an ninh, nhưng hầu hết các nghiên cứu đáng tin cậy cho đến nay đều cho thấy những người sống trong những ngôi nhà có súng có nguy cơ tử vong do giết người cao hơn chứ không phải thấp hơn.”Năm 2022, Studdert đă dẫn đầu một nghiên cứu phát hiện ra rằng những người sống với chủ sở hữu súng, nhưng bản thân họ không sở hữu súng, có khả năng bị vợ/chồng hoặc người t́nh bắn chết cao gấp bảy lần so với những người không sống với chủ sở hữu súng.
Ngoài ra, dữ liệu từ Khảo sát Nạn nhân Tội phạm Quốc gia cho thấy súng hiếm khi được dùng để tự vệ trong các trường hợp xảy ra phạm tội trong mối quan hệ cá nhân.
Cuộc khảo sát mới, do các nhà nghiên cứu tại Viện Pḥng ngừa Thương tích do Súng đạn tại Đại học Michigan ở Ann Arbor dẫn đầu, được thực hiện nhằm t́m hiểu liệu động cơ và việc sở hữu súng có khác nhau hay không tùy thuộc vào việc một tiểu bang có luật "tự vệ" hay không.
Trong số 2.477 người lớn sở hữu súng trả lời khảo sát, 79% cho biết lư do quan trọng nhất khiến họ sở hữu súng là “tự vệ.” C̣n 52% cho biết họ mang theo súng ra khỏi nhà trong năm qua v́ những lư do không bao gồm công việc, săn bắn hoặc bắn bia.
Nghiên cứu không phát hiện ra rằng mọi người có nhiều khả năng mang theo súng để tự vệ ở các tiểu bang có luật "tự vệ." Người sở hữu súng ở những tiểu bang đó có nhiều khả năng mang theo súng ra khỏi nhà hơn.
Theo Yamane, chỉ khoảng 5% những người mang súng ra khỏi nhà cho biết họ mang theo súng để tự vệ. "Rất nhiều người trong số họ đi săn, đến trường bắn, bất kể điều ǵ" - ông nói./.
|