Theo giới quan sát, t́nh h́nh bạo loạn bất ổn ở Bangladesh bất ngờ trờ thành “cơ hội vàng” giúp Việt Nam hưởng lợi về thương mại khi xu hướng dịch chuyển đơn hàng của các ông lớn thế giới tăng.
Báo cáo cho thấy, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu dệt may của Bangladesh đang phải chứng kiến số lượng đơn hàng giảm từ 25 - 40%. Hàng loạt nhà xuất khẩu chuyển sang Việt Nam để tránh các rủi ro bất ổn.
Những diễn biến chính trị ngày càng bất ổn tại Bangladesh khiến giới đầu tư chần chừ hơn trước các quyết định đầu tư vào quốc gia này.
Ngày 5/8 bà Sheikh Hasina tuyên bố từ chức Thủ tướng Bangladesh và bỏ chạy khỏi đất nước trong bối cảnh các cuộc biểu t́nh căng thẳng vẫn đang tiếp diễn trên khắp đất nước.
Như đă biết, Bangladesh là một trong số các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may lớn của Việt Nam. Tuy vậy, hiện tại, bạo loạn leo thang ảnh hưởng rất lớn đến ngành may mặc của nước này.
Theo Mannan Kochi, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh chia sẻ với Sourcing Journal lo ngại, vấn đề lớn nhất là người mua quốc tế của chúng tôi đang mất niềm tin - một tổn thất không thể đo lường được bằng tiền v́ nó sẽ có tác động tiêu cực lâu dài đến ngành công nghiệp có giá trị nhất của đất nước".
“Ít nhất 5 nhà máy may mặc, dệt may và nhựa đă bị đốt cháy ở khu vực Ashulia và Sreepur trong cuộc bạo loạn. Ngoài ra, một nhà máy kéo sợi khác ở Sreepur cũng đă bị cháy”, The Daily Star cho biết.
Thực tế, việc các nhà xuất khẩu không thể vận chuyển hàng hóa từ các cảng và không thể tiếp tục sản xuất tại các nhà máy v́ t́nh trạng bạo lực.
Mới đây, hôm 4/8, Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc Bangladesh (BGMEA) đă buộc phải ra thông báo yêu cầu các nhà máy đóng cửa và hiện tại vẫn chưa rơ ngày cụ thể mở cửa trở lại.
Lănh đạo BGMEA cho biết các công ty sẽ mất nhiều thời gian hơn để mở cửa lại nhà máy v́ lo ngại có thể xảy ra những sự cố đáng tiếc do t́nh h́nh hiện tại. Trong bối cảnh xung đột hiện tại, t́nh h́nh ngành dệt may của Bangladesh vốn cũng đă rất khó khăn.
Hồi tháng 7, The Business Standard lưu ư, ngành may mặc Bangladesh đối mặt với t́nh trạng đơn hàng giảm 25 - 40% do cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài, chi phí kinh doanh tăng cao và sự chậm trễ trong việc giao hàng đă buộc họ phải vận hành nhà máy dưới công suất.
Trong khi chi phí sản xuất tăng vọt 20-33%, người mua toàn cầu lại đưa ra mức giá thấp hơn tới 20%, buộc nhiều người phải hủy đơn hàng xuất khẩu.