Theo như sự mông muốn của Phương Tây trông mong một «lối thoát ḥa b́nh» cho Ukraina là vấn đề đàm phán chấm dứt chiến tranh cũng được phương Tây và Kiev âm thầm đề cập đến. Bởi việc đề xuất đàm phán ḥa b́nh cũng cho thấy các bên đă cảm thấy mệt mỏi vào lúc nhiều nước đồng minh như Pháp, Đức đang gặp khủng hoảng chính trị nội bộ, c̣n Mỹ đang bước vào một giai đoạn bầu cử tổng thống nhiều bất định.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại Thượng đỉnh Ḥa B́nh cho Ukraina, tại Obbürgen, Thụy Sĩ, ngày 16/06/2024. AP - Laurent Cipriani
Chiến tranh Ukraina kéo dài đă hơn 30 tháng. Nếu như tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky không ngừng vận động phương Tây cho phép Ukraina sử dụng vũ khí tầm xa do họ cấp để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trên lănh thổ Nga, th́ vấn đề đàm phán chấm dứt chiến tranh cũng được phương Tây và Kiev âm thầm đề cập đến.
Tổng thống Ukraina là người đầu tiên hé mở khả năng một cuộc đàm phán. Hồi đầu mùa hè 2024, ông đề nghị tổ chức một thượng đỉnh v́ ḥa b́nh lần hai, có thể có sự tham dự của Nga. Theo nhận định của Le Figaro (17/09/2024), chính t́nh h́nh thực tế chiến trường bất lợi cho Kiev có lẽ là nguyên nhân đầu tiên khiến phương Tây thay đổi lập trường.
Thất bại chiến lược của Kiev
Tại Donbass, mục tiêu quân sự hàng đầu của điện Kremlin, quân Nga tiến chậm mà chắc, gậm nhấm từng tấc đất của Ukraina và hiện chỉ cách thành phố Pokrovsk vài km, cửa ngơ để vào Pavlograd, nơi tọa lạc của một trong những tổ hợp công nghiệp – quân sự Ukraina. T́nh h́nh căng thẳng đến mức, phương Tây phải công khai thừa nhận rằng « Donbass và Crimée nằm ngoài tầm với quân sự Ukraina ».
Rồi ở vùng Koursk, đông nam nước Nga, gió cũng đang đổi chiều. Từ nhiều ngày qua, Nga huy động từ 36-50 ngàn quân bao vây những vùng bị Ukraina chiếm đóng. Điều đáng chú ư là Nga không dùng đến một binh sĩ nào từ Donbass như kỳ vọng của Kiev. Một thất bại chiến lược, theo như đánh giá từ nhiều nhà quan sát. C̣n đại tá Peer de Jong, trên Le Figaro, nói đến việc Ukraina rơi vào chính chiếc bẫy do họ giăng ra.
Thất bại không chỉ về quân sự mà cả về chính trị. Tổng thống Volodymyr Zelensky không thuyết phục được các nước đồng minh cho phép sử dụng vũ khí tầm xa do họ cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lănh thổ Nga. Nhà Trắng quan ngại một sự leo thang quân sự dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Nhưng sự sụp đổ của một nước Nga - quốc gia có nhiều kho vũ khí hạt nhân nằm khắp lănh thổ - cũng khiến Mỹ, Pháp và Đức lo lắng.
Đánh giá sai lầm của phương Tây
Tuy nhiên, cũng theo đại tá Peer de Jong, việc đề xuất đàm phán ḥa b́nh cũng cho thấy các bên đă cảm thấy mệt mỏi vào lúc nhiều nước đồng minh như Pháp, Đức đang gặp khủng hoảng chính trị nội bộ, c̣n Mỹ đang bước vào một giai đoạn bầu cử tổng thống nhiều bất định. Một quan chức Pháp cảnh báo, bất kể ai sẽ là chủ nhân Nhà Trắng, Donald Trump hay là Kamala Harris, viện trợ quân sự của Mỹ dành cho Kiev sẽ bị giảm, và « Ukraina sẽ không trụ được lâu » trong cuộc chiến.
Hơn nữa, sai lầm của phương Tây là đă đánh giá thấp ư đồ, mục tiêu địa chính trị của ông Putin, cũng như là đă xem nhẹ sức mạnh các mối quan hệ hợp tác giữa Nga với các nước đồng minh phương Nam, đặc biệt là Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên. Ba nước này đă chi viện đạn dược, tên lửa, drone, các linh kiện lưỡng dụng… cho phép Nga duy tŕ cường độ các cuộc tấn công và giành thắng lợi trên chiến trường.
Chính trong bối cảnh này mà ư đồ khởi động « đàm phán ḥa b́nh » nảy sinh. Theo dự kiến, nguyên thủ Ukraina sẽ có cuộc gặp với tổng thống Mỹ Joe Biden và phó tổng thống Kamala Harris, bên lề cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng Chín này, nhằm đề nghị một « kế hoạch cho chiến thắng ». Thượng đỉnh ḥa b́nh lần hai rất có thể sẽ được tổ chức vào tháng 11 sau kỳ bầu cử tổng thống Mỹ tại Abu Dhabi.
Vấn đề đặt ra là điều ǵ có thể được xem như là « một thắng lợi cho Ukraina » : Một thắng lợi lănh thổ đ̣i hỏi phải kéo dài cuộc chiến để đoạt lại những vùng đất bị Nga chiếm đóng ? Hay đó chỉ cần một thắng lợi chính trị, nghĩa là một đất nước tự do, dân chủ ngả theo phương Tây, thành viên của Liên Hiệp Châu Âu và NATO, nhưng với cái giá phải trả là từ bỏ « tạm thời » chủ quyền lănh thổ những vùng đất bị Nga chiếm ?
Rồi làm thế nào bảo đảm an ninh cho Ukraina một khi im tiếng súng ? Lời giải nằm ở Washington và Matxcơva. Tuy nhiên, một nhà ngoại giao lưu ư, « chừng nào ông Putin vẫn tại quyền, người ta không thể bảo đảm rằng chiến tranh sẽ không tái diễn ». Trong hiện tại, điều tổng thống Nga muốn là một sự đầu hàng từ phía Kiev !