Loài vật quư hiếm này nằm trong danh mục đỏ của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.
Voọc đầu trắng hay c̣n gọi là voọc Cát Bà có tên khoa học: Trachypithecus poliocephalus, là loài linh trưởng chỉ c̣n tồn tại duy nhất trên quần đảo với vùng lơi là Vườn Quốc gia Cát Bà, nằm trong danh mục đỏ của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.
Do là loài linh trưởng đặc hữu, nhưng giảm sút mạnh về số lượng do nạn săn bắn trái phép và môi trường sống bị ảnh hưởng, nên từ năm 2000, vườn thú Leipzig (Đức) và một số nhà nghiên cứu khoa học đă thành lập Dự án bảo tồn voọc Cát Bà, để bảo tồn, phát triển đàn voọc.
Từ năm 1999, có nhiều cuộc khảo sát được thực hiện trên quần đảo Cát Bà nhằm t́m kiếm loài voọc Cát Bà và đánh giá hiện trạng chung của đa dạng sinh học trên đảo. Những cuộc khảo sát cho thấy số lượng loài voọc Cát Bà suy giảm nghiêm trọng.
Một đàn voọc Cát Bà chơi đùa bên cạnh mép nước. Ảnh: Huy Cầm/báo Thanh Niên.
Theo thống kê từ Dự án bảo tồn voọc Cát Bà, số lượng voọc suy giảm nhiều nhất là vào năm 2003, chỉ c̣n khoảng 40 cá thể.
Trao đổi với báo Thanh Niên , ông Phạm Văn Phúc, Phó giám đốc Vườn quốc gia Cát Bà, cho biết để bảo vệ voọc Cát Bà, hàng chục cán bộ kiểm lâm của vườn đă hàng ngày tuần tra xuyên rừng, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các nguy cơ xâm hại.
"Ngoài các cán bộ kiểm lâm, Vườn quốc gia Cát Bà cũng thành lập 3 tổ bảo vệ voọc. Các thành viên hầu hết là người bản địa, họ làm việc trên tinh thần tự nguyện và t́nh yêu thương dành cho loài linh trưởng này. Nhiều năm nay, chúng tôi chưa phát hiện trường hợp nào săn bắn trái phép voọc Cát Bà.
Điều đó cho thấy sự nhiệt t́nh và tinh thần trách nhiệm của những người đang ngày đêm bảo vệ voọc. Tuy nhiên, voọc Cát Bà vẫn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nhiều yếu tố như môi trường sống bị thu hẹp, ngoài sống tập trung trên đảo Cát Bà, voọc c̣n sống rải rác tại một số đảo thuộc quần đảo Cát Bà nên bị cô lập về đàn, dẫn đến giao phối cận huyết, suy giảm về nguồn gen", ông Phúc thông tin.
Ông Phúc cho biết thêm: "Đă nhiều năm gắn bó với Vườn quốc gia Cát Bà, nhưng tôi chưa thấy năm nào voọc sinh sản mạnh như năm nay".
Theo ông Phúc, chỉ tính riêng từ đầu năm tới nay, voọc Cát Bà đă sinh sản được khoảng 15 cá thể. Đến nay, tổng số lượng voọc khoảng 90 cá thể, qua 21 năm kể từ năm 2003, số lượng voọc đă tăng hơn gấp đôi, là tín hiệu rất đáng mừng.
Trước đó, vào tháng 5, h́nh ảnh những chú voọc non rất đẹp có bộ lông màu vàng cam được mẹ ôm vào ḷng đă gây "sốt" cộng đồng mạng.
Theo Tuổi Trẻ Online, ngày 6/5, trên mạng xă hội xuất hiện h́nh ảnh đôi voọc Cát Bà đầu trắng quư hiếm được cho là "vợ chồng", chăm sóc đàn con sơ sinh có bộ lông vàng thẫm nhanh chóng gây sự chú ư.
Theo thông tin chia sẻ, gia đ́nh voọc đầu trắng quư hiếm này vừa đón thêm 3-4 thành viên mới.
Lănh đạo Vườn quốc gia Cát Bà xác nhận h́nh ảnh đàn voọc nói trên là ở đảo Cát Bà và những "bé" voọc con mới được sinh ra trong tháng 4.
Khi mới sinh, voọc con có bộ lông màu vàng cam rực rỡ. Sau khi trưởng thành, màu lông chúng chuyển sang màu đen, phần đầu có màu trắng.
Loài voọc Cát Bà sống tại những nơi có độ cao 100 - 150m so với mực nước biển, trong những rừng dây leo và cây thân gỗ hay những vách đá dựng đứng.
Tuổi đời trung b́nh của voọc Cát Bà 25 - 30 năm. Khi voọc cái 5 - 6 tuổi mới bắt đầu giao phối. Sau khi sinh con, hơn 2 năm sau chúng mới có thể giao phối tiếp.
Một đàn thường có khoảng 10 - 20 cá thể và do con đực đầu đàn chỉ huy. Do tập tính bầy đàn, chỉ con đực đầu đàn mới có quyền giao phối với các con cái trưởng thành khác trong đàn. Với những con đực trưởng thành khác, phải tách đàn lập đàn mới hoặc tranh giành vị trí đầu đàn.
VietBF@ Sưu tập