Suy thận được coi là “kẻ giết người thầm lặng” v́ các dấu hiệu ban đầu của bệnh rất mờ nhạt. Cho tới khi bệnh tới giai đoạn tiến triển, các triệu chứng mới xuất hiện rầm rộ.
Dấu hiệu của suy thận rất đa dạng và có thể xuất hiện vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị buồn nôn hoặc nôn vào buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy, hăy cẩn trọng v́ đó có thể là dấu hiệu cho thấy thận đang suy hỏng.
Theo cổng thông tin về lĩnh vực y tế miền nam Australia - SA Health, khi chức năng thận suy giảm, các độc tố bị tích tụ lại trong cơ thể và không được đào thải ra ngoài. Điều này có thể khiến cho người bệnh có cảm giác buồn nôn hoặc nôn.
Theo thông tin từ Health Site, đây có thể là dấu hiệu sớm nhất cảnh báo suy thận. C̣n nếu bệnh nhân bị nôn nhiều lần trong ngày, kèm theo chán ăn, đó là dấu hiệu điển h́nh của bệnh suy thận giai đoạn cuối.
Các dấu hiệu sớm cảnh báo suy thận
Ngoài triệu chứng nôn hoặc buồn nôn ngay khi ngủ dậy, dưới đây là những dấu hiệu sớm cảnh báo suy thận mà mọi người cần chú ư:
1. Sưng mắt cá chân, bàn chân và cẳng chân
Nếu thấy dấu hiệu phù nề tại mắt cá chân, cẳng chân, bàn chân, hăy cẩn thận với bệnh thận. Khi chức năng thận bắt đầu suy giảm sẽ ảnh hưởng tới khả năng loại bỏ chất lỏng và natri dư thừa khỏi cơ thể. Điều này khiến cơ thể bị tích nước và sưng ở cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân.
2. Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
Những người bị suy thận sẽ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi. Triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bệnh đến giai đoạn tiến triển. Bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức hơn b́nh thường và không thể thực hiện các hoạt động gắng sức mà cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Sự tích tụ độc tố trong máu do chức năng thận suy giảm chính là nguyên nhân dẫn tới dấu hiệu này.
3. Chán ăn
Sự tích tụ của các độc tố như urê, creatinin và axit trong cơ thể do chức năng lọc của thận suy giảm có thể khiến người bệnh bị chán ăn. Ngoài ra, khi bệnh tiến triển, bệnh nhân có thể có thêm triệu chứng luôn cảm giác có vị kim loại trong miệng. Triệu chứng này cũng có thể làm tăng cảm giác chán ăn ở bệnh nhân.
4. Da xanh xao, nhợt nhạt
Những bệnh nhân bị suy thận thường bị thiếu máu với các biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt; cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức. Thiếu máu ở bệnh nhân suy thận là hậu quả của việc suy giảm erythropoietin - một hormone kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu. Thận có chức năng sản sinh ra lại hormone này.
5. Thay đổi tần suất đi tiểu
Việc đi tiểu ít hoặc tiểu nhiều hơn, đặc biệt vào ban đêm mà không liên quan tới lượng nước tiêu thụ có thể là dấu hiệu cảnh báo các đơn vị lọc của thận đă bị tổn thương, thận bị suy hỏng.
6. Nước tiểu có máu hoặc có nhiều bọt
Nước tiểu có máu hoặc có nhiều bọt có thể cảnh báo chức năng thận bị tổn thương, các tế bào hồng cầu và protein đang bị ṛ rỉ vào nước tiểu.
Ngoài suy thận, nước tiểu có máu c̣n có thể là dấu hiệu của ung thư thận, sỏi thận hoặc nhiễm trùng thận/tiết niệu.
7. Khô và ngứa da
Da khô và ngứa có thể là dấu hiệu cho thấy thận đang bị suy hỏng nặng nề. Lúc này, độc tố bị tích tụ lại trong cơ thể, dẫn đến ngứa da, khô da.
Ai là người cần tầm soát suy thận?
Tầm soát để phát hiện sớm suy thận (Ảnh minh họa)
Theo Tổ chức Thận Quốc gia Hoa Kỳ, những yếu tố nguy cơ của suy thận là:
Bệnh tiểu đường
Bệnh huyết áp cao
Tiền sử gia đ́nh có người bị suy thận
60 tuổi trở lên
Tiền sử tổn thương thận cấp tính
Những đối tượng mang các yếu tố nguy cơ này cần tầm soát suy thận định kỳ bằng 2 xét nghiệm đơn giản:
Xét nghiệm nước tiểu để xác định tỷ lệ albumin/creatinin (ACR) nhằm phát hiện albumin niệu.
Xét nghiệm creatinin huyết thanh để ước tính chỉ số độ lọc cầu thận (GFR)
Việc tầm soát sẽ giúp phát hiện sớm suy thận để có cách can thiệp kịp thời, bảo tồn chức năng thận cũng như sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
VietBF@ Sưu tập